Yếu tố giúp cá sấu nước mặn Australia đạt kích thước khổng lồ

GD&TĐ - Khí hậu ấm áp, địa bàn rộng lớn và con mồi to tạo điều kiện cho cá sấu nước mặn Australia phát triển tới kích thước lớn khác thường.

Yếu tố giúp cá sấu nước mặn Australia đạt kích thước khổng lồ

Các nhân viên của Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Australia bắt con cá sấu quái vật hôm 9/7, theo Sydney Morning Herald. Con vật dài 4,7 mét và nặng 1.300 kg, đủ để chắn ngang hai làn xe. Giới chuyên gia nhận định con cá sấu nước mặn Australia này lớn khác thường dù chưa đạt tới mức kỷ lục.

"Con vật rất lớn, nhưng cá sấu nước mặn có thể lớn hơn nhiều", Stephanie Drumheller-Horton, nhà cổ sinh vật học ở Đại học Tennessee, Knoxville kiêm chuyên gia về bò sát, cho biết. "Lolong, con cá sấu nước mặn ở Philippines, dài 6,17 mét và giữ Kỷ lục Thế giới Guinness dành cho cá sấu lớn nhất từng bị bắt giữ. Ngoài Lolong, một bộ da cá sấu nước mặn ở Papua New Guinea cũng lập kỷ lục với chiều dài 6,2 m".

Theo Selina Groh, người đang học Tiến sĩ tại khoa Khoa học Trái Đất và Hành tinh thuộc Đại học UCL, chuyên gia về bộ cá sấu, không tỏ ra bất ngờ trước tin tức về con cá sấu đồ sộ bị bắt ở Australia. "Trên thế giới, có khoảng 23 loài cá sấu. Trong số này, cá sấu nước mặn ở Australia là loài lớn nhất tồn tại trên hành tinh, chỉ có cá sấu sông Nile ở châu Phi và cá sấu châu Mỹ là có kích thước gần bằng chúng", Groh nói.  

Groh cho biết, để đạt kích thước lớn như vậy, con cá sấu chắc chắn hưởng lợi từ thời tiết ấm áp, có địa bàn rộng và con mồi lớn để đi săn. "Điều kiện khí hậu nhiều ưu đãi và ít đợt lạnh khiến cá sấu dễ dàng phát triển lớn hơn", Groh nhận định.

Cá sấu nước mặn đực thường lớn hơn nhiều so với con cái, dù tuổi tác là yếu tố quan trọng quyết định chúng có thể lớn tới đâu, theo Drumheller-Horton. "Về cơ bản, cá sấu càng nhiều tuổi thì càng lớn hơn", Drumheller-Horton kết luận.

Theo những nhân viên đặt bẫy, con cá sấu có thể hơn 60 tuổi. Kích thước lớn biến nó thành kẻ săn mồi đáng gờm hơn. "Cá sấu mõm dài và cá sấu mõm ngắn có lực cắn mạnh nhất trong tất cả động vật sống trên Trái Đất, và độ mạnh của lực cắn có tương quan với kích thước cơ thể. Lực cắn lớn hơn cũng khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn", Groh cho biết.

Kỷ lục về lực cắn của cá sấu nước mặn là 16.000 newton. Chuyển con cá sấu khỏi khu dân cư là một quyết định đặc biệt đúng đắn, theo Groh. Các bằng chứng chỉ ra cá sấu nước mặn đặc biệt có khả năng tấn công người.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến (Bình Phước) tham gia chương trình hướng nghiệp do Trường Đại học Gia Định tổ chức. Ảnh: M.Ngọc

Rút gọn phương thức tuyển sinh

GD&TĐ - Nhiều trường ĐH dự kiến rút gọn số lượng phương thức tuyển sinh, chú trọng đánh giá năng lực đầu vào trong mùa tuyển sinh 2025 sắp tới.