Yếu tố bất ngờ nguy cơ phá hỏng nỗ lực chống lạm phát của Mỹ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chính quyền Mỹ đang cố gắng chống lại lạm phát cao, nhưng giờ đây chính thiên nhiên, hay đúng hơn là hạn hán đang ngăn cản họ, tờ Bloomberg nói rõ.

Yếu tố bất ngờ nguy cơ phá hỏng nỗ lực chống lạm phát của Mỹ

Theo ghi nhận của hãng tin Bloomberg, mực nước ở hồ Gatun - nơi cung cấp nguồn nước cho kênh đào Panama đang ở mức cực kỳ thấp do hạn hán. Trước tình hình trên, các con tàu vận tải không thể đi từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương như thường lệ.

Ấn phẩm Bloomberg lưu ý rằng tình hình tại Kênh đào Panama đang khiến các nhà kinh tế và chuyên gia phân tích lo lắng. Hạn hán tại quốc gia này có thể tàn phá nước Mỹ, bởi chi phí vận chuyển và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt, thúc đẩy lạm phát ở Mỹ.

“Nếu mực nước ở hồ Gatun tiếp tục giảm hơn nữa, phản ứng của thị trường sẽ là tăng giá vận tải, cũng như tìm kiếm các tuyến đường thay thế từ châu Á đến Mỹ”, nhiều chuyên gia hậu cần cho biết.

Chính thiên nhiên đang làm suy yếu nỗ lực chống lạm phát của Mỹ

Chính thiên nhiên đang làm suy yếu nỗ lực chống lạm phát của Mỹ

Theo nhận định, hạn hán có thể làm suy yếu nỗ lực chống lạm phát của FED. Chính quyền Mỹ muốn đưa con số này trở lại mức 2%, nhưng cho đến nay kết quả chưa được như ý muốn khi chỉ số tăng giá tiêu dùng đang dao động ở mức khoảng 4,7%.

Tin tức không thuận lợi về tình hình vận tải chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề.

Bên cạnh đó, cơ quan khai thác Kênh đào Panama còn làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa, từ lý do quản lý cơ sở hạ tầng, tăng thuế quan cho tới đưa ra các hạn chế đi lại... Đương nhiên kết quả sẽ là sự gia tăng giá của hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp di chuyển qua tuyến đường trọng yếu.

Tờ Bloomberg nhấn mạnh: “Mặc dù có một vài tuyến đường thay thế, nhưng kênh Panama rất quan trọng đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và nhiều loại hàng hóa khác".

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.