Y tế, Giáo dục - trụ cột chính trong chính sách an sinh xã hội

GD&TĐ - Y tế, giáo dục là những trụ cột chính trong chính sách an sinh xã hội của nước ta và các quốc gia.

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

"Y tế, giáo dục là những trụ cột chính trong chính sách an sinh xã hội của nước ta và các quốc gia, thể hiện bằng sự quyết tâm trong việc thực thi các chính sách đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế" - Đó là phát biểu của PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia với chủ đề: “Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế và một số vấn đề về bảo hiểm Y tế”, ngày 16/5.

“Thông qua hội thảo, các chuyên gia cùng chia sẻ, trao đổi và tiếp thu kiến thức, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế góp phần cải thiện chính sách giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế tốt hơn”, TS Hiếu nói.

Toàn cảnh Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia với chủ đề: “Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế và một số vấn đề về bảo hiểm Y tế".

Toàn cảnh Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia với chủ đề: “Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế và một số vấn đề về bảo hiểm Y tế".

Phát biểu tại hội thảo, TS Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng trường Đại học Luật TPHCM cho rằng, sau 15 triển khai và từng bước phát triển, Luật BHYT đã đánh dấu bước tiến quan trọng của bảo hiểm y tế, khẳng định tính đúng đắn, trong việc góp phần thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế toàn dân.

“Tuy nhiên trong quá trình thực thi, Luật BHYT đã phát sinh những bất cập, khó khăn trong việc thực hiện, trên cơ sở đó Bộ Y tế đã Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế nhằm giải quyết các bất cập phát sinh trong quá trình thực thi Luật BHYT”, TS Sơn chia sẻ.

Theo TS Sơn, lãnh đạo nhà trường hy vọng các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan quản lý, thực thi Luật BHYT, những người làm thực tiễn tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tạo nên một hội thảo hiệu quả. Đồng thời những kết quả của Hội thảo sẽ được Ban tổ chức gửi đến các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương nhằm đóng góp cho công tác hoàn thiện nội dung Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.

TS Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng trường Đại học Luật TPHCM phát biểu tại hội thảo.

TS Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng trường Đại học Luật TPHCM phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia với chủ đề: “Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế và một số vấn đề về bảo hiểm Y tế” được Trường Đại học Luật TPHCM phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức tại TPHCM.

Tại hội thảo, tham luận “Chuyển đổi số tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - Nền tảng để triển khai thực hiện tốt hơn các chính sách BHYT” của nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, ThS Đào Thanh Quỳnh, BS Nội trú Vũ Thị Phương Thảo thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhận định, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế là chủ trương được Chính phủ, Bộ Y tế hiện thực hóa bằng các đề án, Nghị định.

Theo đó, trong nhiều năm qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã và đang đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chuyển đổi với các mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xuất hiện những bất cập, khó khăn khi chuyển đổi số tại bệnh viện từ góc độ thực tiễn như: Chi phí đầu tư triển khai khá lớn; Thiếu nhân lực để thực hiện triển khai; Rào cản vướng mắc về thủ tục hành chính, thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan; Cơ sở hạ tầng lỗi, quá tải. Đặc biệt là việc dữ liệu thiếu tập trung, thiếu liên kết, nền tảng chưa đồng bộ, chưa đạt chuẩn....

Trên cơ sở đó, các đại biểu đề xuất kiến nghị: Nhà nước cần có chính sách và thể chế hóa theo lộ trình giúp cho công tác giám định bảo hiểm y tế nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn cũng như Bộ Y tế xem xét ban hành chính sách quy định triển khai rộng “không in phim” và ban hành Thông tư thanh toán giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh “không in phim”,…

Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia chia sẻ, trao đổi và tiếp thu kiến thức, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế.

Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia chia sẻ, trao đổi và tiếp thu kiến thức, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế.

Tại tham luận “Một số góp ý về BHYT bổ sung trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế” của TS Hồ Xuân Dũng - Khoa Luật Dân sự, Trường ĐH Luật TPHCM, xoay quanh 4 nội dung chính chứng minh sự cần thiết của bảo hiểm y tế bổ sung, từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện hơn về chế định này, trong đó, tác giả nhấn mạnh bỏ quy định “phi lợi nhuận” trong bảo hiểm y tế bổ sung, vì theo quan điểm của tác giả việc quy định nguyên tắc bảo hiểm y tế bổ sung là “phi lợi nhuận” tạo nên sự cứng nhắc và khó thực thi; bổ sung quy định khung pháp lý các hoạt động không vì lợi nhuận; Gói quyền lợi bảo hiểm y tế xác định theo nhu cầu thị trường; Xác định quyền và trách nhiệm trong chia sẻ thông tin,...

Ngoài các tham luận trên, 4 tham luận khác gồm: “Kinh nghiệm phát triển các loại hình BHYT khác nhau tại một số quốc gia Châu Á – Gợi mở cho Việt Nam”; “Điều chỉnh pháp luật đối với nhóm tự đóng BHYT”; “Đề xuất giải pháp để người dân được chi trả quyền lợi BHYT ngoài cơ sở khám chữa bệnh”; “Vai trò của thanh tra đối với công tác quản lý nhà nước về BHYT” cũng nhận được sự chia sẻ, đánh giá cao từ các đại biểu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ