Xương khủng long, thằn lằn sấm 220 triệu năm xếp dày đặc trong hố chỉ vài m2

GD&TĐ - Với số lượng lớn hóa thạch được tìm thấy trong vòng tròn có đường kính chỉ khoảng 2 m, các nhà khoa học suy đoán địa điểm này từng là một hố nước trong thời kỳ hạn hán nghiêm trọng. Các sinh vật có thể đã chết tại đây vì kiệt sức - DK vừa cho hay.

Hố chứa hóa thạch
Hố chứa hóa thạch

"Có gần chục cá thể khủng long khác nhau. Đó là một số lượng xương lớn và gần như không có trầm tích", nhà cổ sinh vật học Martine Martinez, thuộc Đại học San Juan cho biết.

"Thật ấn tượng! Phát hiện này còn quan trọng hơn vì trong đó có tới 7 hoặc 8 bộ xương là của loài dicynodont, tổ tiên của động vật có vú, với kích thước tương đương một con bò".

Công tác khai quật được tiến hành.
Công tác khai quật được tiến hành.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học San Juan vừa công bố phát hiện một "nghĩa địa" chứa gần 10 bộ xương hóa thạch khủng long ở tỉnh San Juan, miền tây Argentina. Các hóa thạch có niên đại 220 triệu năm, thuộc về thời kỳ mà giới nghiên cứu mới chỉ nắm được ít thông tin.

Ngoài các bộ xương khủng long, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy một số hóa thạch của thằn lằn chúa (archosaur), loài bò sát có thể là tổ tiên của những con cá sấu khổng lồ mà chúng ta chưa từng biết đến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ