Xung đột Israel-Hamas và thời cơ lớn của Nga

GD&TĐ - Xung đột Israel-Hamas đã dẫn tới nguy cơ bất ổn lan rộng khắp Trung Đông, nhưng nó lại chính là thời cơ lớn cho ngành xuất khẩu dầu mỏ của Nga.

Xung đột Israel-Hamas và thời cơ lớn của Nga

Theo chuyên gia về thị trường năng lượng Cyril Widdershoven, một nhà nghiên cứu cấp cao tại công ty tư vấn Hill Tower Resource Advisors, trên thực tế, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas không ai để ý đến, nhưng chính nó thực sự đã làm mù thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Trong khi mọi sự chú ý đều tập trung vào các hành động của Tel Aviv thì việc tăng cường lực lượng đáng kể của Mỹ trong khu vực lại bị che giấu khỏi công chúng.

Theo quan điểm của các nhà phân tích thị trường dầu mỏ toàn cầu, nguy cơ xung đột Trung Đông sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường dầu mỏ thế giới.

Các chuyên gia năng lượng, các nhà lãnh đạo OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) và các nhà giao dịch hàng hóa đang theo dõi tình hình vì nó có thể tác động đến tương lai của toàn bộ ngành khai thác, cung cấp năng lượng và vận hành.

Cho đến nay, giá dầu và tỷ giá tương lai, cùng với ngành vận tải hàng hóa đang cho thấy sự ổn định tương đối, nhưng các chuyên gia khuyên rằng, các nhà kinh doanh hàng hóa, quỹ đầu tư và các công ty hàng hải chuyên vận tải dầu nên ngay lập tức xem xét lại chiến lược của mình.

Hậu quả có thể xảy ra của cuộc xung đột nhiều mặt là rất rộng lớn và trải dài khắp Đông Địa Trung Hải, Kênh đào Suez, Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư.

Những khu vực này là những tuyến đường vận chuyển quan trọng về năng lượng, hàng hóa và gần một nửa thương mại hàng hải của thế giới.

Chuyên gia kết luận, cái giá phải trả của một cuộc xung đột như vậy sẽ rất lớn, gây nguy hiểm cho tương lai của nền kinh tế vĩ mô và các khoản đầu tư khổng lồ. Do đó, các nhà kinh doanh cần phải chuyển hướng nguồn cung khỏi Trung Đông để tránh những nguy cơ rủi ro rất cao.

Nguy cơ xung đột Israel-Hamas lan rộng ra khắp Trung Đông diễn ra trong bối cảnh việc kiểm soát nguồn cung thất bại và những đợt tăng giá gần đây đã gây khó khăn cho thị trường dầu mỏ thế giới.

Trong bức tranh ảm đạm của thị trường xuất khẩu dầu mỏ thế giới, yếu tố ổn định duy nhất dường như là nỗ lực của Nga với tư cách là nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu.

Theo Hãng tin Anh Reuters, nguồn cung dầu từ Nga bằng đường biển tăng lên mức cao nhất 4 tháng, đạt mức cao nhất kể từ tháng 6.

Sự gia tăng hàng tuần được thể hiện ở lưu lượng hàng tăng đột biến từ khu vực Baltic và Thái Bình Dương, bù đắp nhiều hơn cho xuất khẩu từ các cảng Biển Đen đã sụt giảm trong mấy tháng qua do tình hình chiến sự ở vùng biển này đang có những diễn biến phức tạp.

Số liệu của Reuters cho biết, trong ba tuần đầu tiên của tháng 10, các cảng biển của Nga đã vận chuyển 3,53 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, nhiều hơn 20 nghìn thùng so với đầu tháng này.

Nếu tính đến các chỉ số trong nhiều tháng, mức tăng trong tháng 10 là ấn tượng nhất với 610 nghìn thùng mỗi ngày, so với thống kê xuất khẩu tháng 8 và tháng 9.

Theo bình luận của hãng tin Anh, điều trớ trêu là việc Nga tăng khối lượng xuất khẩu trong bối cảnh giá nguyên liệu thô toàn cầu khá cao đã giúp bình ổn thị trường dầu mỏ châu Âu nói chung và thế giới nói riêng.

Hiện nay, thị trường dầu mỏ của Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác trên thế giới đã được Moscow cung cấp khá đầy đủ và có uy tín. Trong bối cảnh nguy cơ xung đột Israel-Hamas đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến cả Trung Đông, Nga sẽ phát huy vai trò lớn của mình trong hệ thống các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới.

Kiểm soát nguồn cung thất bại và những đợt tăng giá gần đây đã gây khó khăn cho thị trường dầu mỏ.

Trong bức tranh ảm đạm của thị trường xuất khẩu dầu mỏ thế giới, yếu tố ổn định duy nhất dường như là nỗ lực của Nga với tư cách là nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu.

Theo Hãng tin Anh Reuters, nguồn cung dầu từ Nga bằng đường biển tăng lên mức cao nhất 4 tháng, đạt mức cao nhất kể từ tháng 6.

Sự gia tăng hàng tuần được thể hiện ở lưu lượng hàng tăng đột biến từ khu vực Baltic và Thái Bình Dương, bù đắp nhiều hơn cho xuất khẩu từ các cảng Biển Đen đã sụt giảm trong mấy tháng qua do tình hình chiến sự ở vùng biển này đang có những diễn biến phức tạp.

Số liệu của Reuters cho biết, trong ba tuần đầu tiên của tháng 10, các cảng biển của Nga đã vận chuyển 3,53 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, nhiều hơn 20 nghìn thùng so với đầu tháng này.

Nếu tính đến các chỉ số trong nhiều tháng, mức tăng trong tháng 10 là ấn tượng nhất với 610 nghìn thùng mỗi ngày, so với thống kê xuất khẩu tháng 8 và tháng 9.

Theo bình luận của hãng tin Anh, điều trớ trêu là việc Nga tăng khối lượng xuất khẩu trong bối cảnh giá nguyên liệu thô toàn cầu khá cao không chỉ cho phép Moscow có thêm thu nhập, mà còn gián tiếp giúp đỡ Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lạm phát không ngừng nghỉ và không hiệu quả.

Xu hướng này được các nhà phân tích của Bloomberg Business mô tả, gọi đó là “hệ quả của việc áp dụng đúng mức trần giá đối với xuất khẩu dầu mỏ Nga của G7” (mức giá trần là 60 USD/thùng).

Mục đích của phương Tây khi đưa ra các hạn chế này là nhằm mục đích giảm thu nhập của Moscow, nhưng trên thực tế, nó nhằm kiểm soát việc tiếp cận vàng đen từ Nga đến thị trường thế giới.

Tuy nhiên, đòn đánh của phương Tây đã không đạt được bất cứ hiệu quả nào.

Đã từ lâu, Washington không cần đến chức năng đặc biệt của xuất khẩu dầu là bình ổn giá cả thị trường thế giới, chống lạm phát, mà tập trung vào việc tước đoạt thu nhập của Moscow, nhưng cuối cùng, giá trần dầu mỏ Nga đã có tác dụng ngược với dự định ban đầu.

Giờ đây, tình trạng thiếu sản phẩm dầu mỏ ở Hoa Kỳ đã trở thành nguyên nhân chính khiến lạm phát gia tăng và tình hình kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới nói chung ngày càng trở nên tồi tệ, nhưng dòng nguyên liệu thô của Nga không ngừng đổ vào thị trường thế giới cho phép ngành khai thác mỏ của Mỹ tập trung vào nhu cầu trong nước.

Nếu không có dầu Nga, Washington sẽ phải ra tay giải cứu các đối tác của mình ở châu Âu khỏi tình trạng thiếu nhiên liệu và sản phẩm thông qua một sự sụp đổ của Kho Dự trữ Dầu chiến lược Mỹ (SPR).

Như đã biết, trước đây Mỹ đã đưa ra các cam kết tương tự với các đối tác châu Âu để đổi lấy việc trục xuất các nguồn tài nguyên của Nga, nhưng cuối cùng Washington không thể làm được điều đó mà phải nhờ Nga giải cứu, thông qua các nước thứ ba.

Thị trường dầu mỏ của Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác trên thế giới đã được Moscow xử lý đến mức bão hòa.

Nhưng trước hết, xuất khẩu dầu Nga ngày càng tăng đã mang lại lợi ích cho chính người Mỹ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...