Xuất hiện viên uống giúp chống nắng khiến chị em thắc mắc, bác sĩ da liễu nói gì?

GD&TĐ - Theo chuyên gia, viên chống nắng sẽ phụ thuộc vào sự chuyển hóa của cơ thể.

Xuất hiện viên uống giúp chống nắng khiến chị em thắc mắc, bác sĩ da liễu nói gì?

Phương pháp chống nắng hóa học đang rất được các chị em ưa chuộng hiện nay. Khi uống một viên kem chống nắng có thể giúp chống tại tác động của tia cực tím trong cả một ngày mà không cần phải nhớ bôi kem hay dùng các vật dụng che nắng khác.

Ngoài tác dụng chống nắng, sản phẩm còn được quảng cáo giúp ngăn ngừa lão hóa và đẹp da.  Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo viên chống nắng không “thần thánh” như chị em đang nghĩ.

Ths.BS Đỗ Xuân Khoát, Nguyên Trưởng khoa Da liễu – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện 198 cho hay mỗi ánh sáng mặt trời có tính chất hai mặt, mặt tốt cung cấp vitamin D giúp hấp thụ canxi và ngăn ngừa loãng xương. Mặt trái của ánh nắng mặt trời có thể làm cho da lão hóa, tăng cường nếp nhăn, tàn nhang. Các phương pháp chống nắng ra đời mục đích để giúp chống nắng tối đa ngăn tác hại của các tia cực tím tới da.

“Thần thánh” phương pháp hóa học chị em cẩn trọng hỏng da

Phương pháp chống nắng cơ học như dùng áo chống nắng, mũ rộng vàng khi đi ra ngoài nắng có tác dụng chống nắng nhất định vì rất cơ động. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp chống nắng này hiệu quả chống nắng không cao. Cũng chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu đã cho ra đời sản phẩm kem chống nắng (phương pháp chống nắng vật lý) tạo ra màng bảo vệ da ở bên ngoài.

“Viên chống nắng bản chất  là phương pháp chống nắng hóa học. Khi uống vào người sẽ chuyển hóa trong cơ thể. Các thành phần chủ yếu trong một viên chống nắng là các sinh tố như: vitamin A, B, C, E mục đích để trung hòa Anti-Oxi chống lõa hóa khử tia cực tím. Tuy nhiên, trên thực tế viêm chống nắng chống được tia cực tím ở mức độ nào và bao nhiêu thì chưa thấy có một nghiên cứu nào cụ thể”, bác sĩ Khoát nói.

Theo chuyên gia, do viên chống nắng là phương pháp chống nắng hóa học sẽ phụ thuộc vào sự chuyển hóa của cơ thể. Vì vậy, rất khó để đánh giá mức độ chống nắng hiệu quả tới đâu. Trong khi đó, bôi kem chống nắng bên ngoài tạo màng tác động vật lý ngăn tia tử ngoại xuyên qua da. Bôi kem chống nắng trên bề mặt da đã được chứng minh có tác dụng chống nắng rất hiệu quả, không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia da liễu thường tư vấn bôi kem chống nắng để bảo vệ da.

Không sản phẩm nào thay thể được kem chống nắng?

Bác sĩ Khoát chia sẻ: “Cá nhân tôi đánh giá phương pháp dùng kem chống nắng bôi bên ngoài sẽ có tác dụng chống nắng hiệu quả hơn so với tác dụng hóa học từ bên trong. Kem chống nắng vẫn là sản phẩm chống nắng hiệu quả hiện nay”.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã ra khuyến cáo không sản phẩm uống nào có thể thay thế kem chống nắng. FDA cũng yêu cầu ngừng bán bốn sản phẩm viên uống chống nắng tại Mỹ.

Để dùng kem chống nắng hiệu quả, chuyên gia lưu ý cần phải chọn mua loại kem phù hợp vời từng loại da (dầu, khô, trung tính), dùng kem chống nắng phải đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất (thời gian và tần xuất bôi kem).

Mọi người nên dùng loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30, để có hiệu quả chống nắng và phải bôi dày 2mg/cm2 da, không nên chọn các sản phẩm có SPF quá cao có thể gây ra viêm da kích ứng, viêm da dị ứng.

Theo Emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.