Xuân yêu thương – Tết nghĩa tình tại “Mái ấm vùng cao”

GD&TĐ - Mỗi độ Tết đến, Xuân về học sinh trường PT vùng cao Việt Bắc lại háo hức chờ đón ngày hội chào năm mới mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc ngay trong khuôn viên nhà trường.

Gian hàng tết cổ truyền với những món ăn mang đậm hương vị quê hương
Gian hàng tết cổ truyền với những món ăn mang đậm hương vị quê hương

Đón tết sớm trong yêu thương đong đầy

Trường Phổ thông vùng Cao Việt Bắc là mái ấm đặc biệt của những người con xa quê trên hành trình chinh phục bầu trời tri thức, nơi đây không chỉ là trường học mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi có bữa cơm ngày xuân đong đầy, tấm lòng vẹn tròn yêu thương của thầy cô và nghĩa tình bạn bè thắm đượm.

Mỗi dịp tết đến, xuân về thấu hiểu nỗi nhớ nhà, xa quê hương không thể về trở về quây quần bên gia đình, người thân của học trò, nhà trường đã tổ chức chương trình chào năm mới để các em được đón tết sớm trong khuôn viên trường, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, sẻ chia và yêu thương.

Cô Trần Thị Thanh Huệ - Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc khẳng định: “Mái ấm vùng cao” là ngôi trường được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, học sinh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số ít người từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước vì tinh thần hiếu học đã vượt hàng trăm cây số về đây học tập. Các em được tuyển chọn, nuôi dạy chu đáo nhằm tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số cho địa phương.

Vì điều kiện khó khăn học sinh không thể trở về quê nhà đón tết, tham gia các lễ hội, phong tục, tập quán, trong dịp năm mới, ý thức rõ trách nhiệm cao cả, ngoài việc dạy các em về kiến thức, thầy cô còn có vai trò thay cha mẹ, người thân giúp các em hoàn thiện phẩm chất, kỹ năng, quan tâm, sẻ chia để các em vơi bớt đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.

Học sinh được khám phá những nét đẹp về trang phục của các dân tộc
Học sinh được khám phá những nét đẹp về trang phục của các dân tộc

Những năm qua, chương trình chào năm mới không chỉ là ngày hội mà còn là ngày để các em học sinh có cơ hội được phô diễn những nét văn hóa đặc trưng mang bản sắc rất riêng của dân tộc mình, với nhiều hoạt động bổ ích, thú vị như trưng bày sản phẩm mang hương vị quê hương do các em tự tay làm hoặc gia đình gửi đến, trong đó có nhiều món ăn đặc sắc như bánh trời, bánh khảo, xôi ngũ sắc…

Gắn kết để sẻ chia

Trong không gian văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc được tái hiện ngay tại sân trường, học sinh được khám phá những nét đẹp về trang phục dân tộc mang đậm màu sắc núi rừng, những lời hát Then, những điệu múa khèn, bài múa sạp khiến không gian xuân càng thêm rộn ràng, náo nức. chương trình chào năm mới mang đậm màu sắc văn hóa dân gian đã góp phần tô điểm cho bức tranh Vùng Cao Việt Bắc thêm tươi đẹp.

Năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp chương trình chào năm mới được tổ chức gồm các hoạt động: Liên hoan tất niên, trao quà cho học sinh là người dân tộc Mông, tổ chức một số hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao như chương trình Vũ dân tộc (múa sạp, múa xòe) thăm và chấm trang trí tại KTX; Chương trình “Ngày hội các trò chơi dân gian” và giải “thi chạy việt dã tập thể”.

Bữa cơm tất niên sum vầy, đong đầy hạnh phúc
Bữa cơm tất niên sum vầy, đong đầy hạnh phúc 

Em Mà Thị Dé, người dân tộc Lô Lô (Mèo Vạc - Hà Giang) học sinh lớp 12A1, trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc chia sẻ: “Tết sớm được nhà trường tổ chức rất chu đáo, em được tham gia các trò chơi dân gian, biểu diễn tiết mục văn nghệ của dân tộc mình, thăm các gian hàng trưng bày các sản phẩm của các bạn dân tộc khác và được thưởng thức những món ăn rất ngon. Đây không chỉ là một trải nghiệm rất thú vị và còn là những kỷ niệm đẹp đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi chúng em”.

Giàng A Ký, người dân tộc Mông (Mù Cang Chải - Yên Bái) học sinh lớp 12A14, trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc tâm sự: “Theo phong tục của người Mông, tết truyền thống sẽ bắt đầu từ mùng 1 tháng 12 âm lịch và kéo dài đến hết tháng, do điều kiện hoàn cảnh em không thể trở về quê đón tết cùng gia đình. Nhà trường đã tổ chức đón tết sớm cho chúng em trong không khí vui tươi, đầm ấm giữa vòng tay của thầy cô và bạn bè, bản thân em thực sự rất xúc động, biết ơn BGH, các thầy cô đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, chăm lo từ bữa ăn giấc ngủ đến đời sống tinh thần cho chúng em.

Được học tập tại ngôi trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc là vinh dự, là may mắn đối với em. Nơi đây, không chỉ là môi trường học tập, rèn luyện tốt mà còn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, để chúng em cảm nhận được tình yêu thương, gắn kết, sẻ chia đong đầy từ thầy cô và bạn bè”

Tết sớm ở “Mái ấm vùng cao” thực sự là một chương trình có ý nghĩa lớn đối với các em học sinh đồng bào người dân tộc và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đây chính là món quà động viên tinh thần để các em có thêm động lực tiếp tục nỗ lực cố gắng, vươn lên trên hành trình chinh phục bầu trời tri thức của nhân loại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.