Xu hướng sinh viên Mỹ tới Đức học miễn phí

GD&TĐ - Trong khi chi phí giáo dục tại Mỹ đã đạt tới những mốc cao kỷ lục, thì giáo dục Đức lại hủy bỏ tất cả mọi khoản phí cho sinh viên sở tại lẫn sinh viên quốc tế. Bởi thế cho nên ngày càng có nhiều sinh viên Mỹ đón lấy cơ hội này để tiết kiệm hàng chục ngàn USD trong quá trình tìm kiếm tấm bằng học thuật.

Sinh viên Mỹ tại một đại học Đức
Sinh viên Mỹ tại một đại học Đức

Tiếp cận cơ hội

Một đêm nọ, trong căn bếp ở miệt nông thôn tiểu bang Nam Carolina, Mỹ, Hunter Bliss úp mở với mẹ mình rằng cậu muốn nộp đơn học đại học tại Đức. Bà Amy Hall cười khúc khích, nửa tin nửa ngờ, bác bỏ dự định của cậu con trai, nhưng bà cũng nói thêm, con trai có thể đi nếu có cảm giác hài lòng về nó.

Được biết, sinh viên Mỹ học toàn phần tại các trường đại học Đức tăng 20% trong vòng vài năm qua. Cùng lúc đó, tổng số nợ sinh viên Mỹ đã cán mốc 1,3 ngàn tỷ USD (hay 850 tỷ bảng Anh). Mỗi học kỳ, tân sinh viên Hunter chỉ phải trả khoản phí 111 Euro (hay 120 USD) cho Đại học kỹ thuật Munich (TUM, Đức). Đây là một trong những đại học được đánh giá cao ở châu Âu, để đeo đuổi tấm bằng vật lý. Số tiền đó bao gồm vé giao thông công cộng đủ cho Hunter thoải mái đi vòng quanh Munich.

Tiền bảo hiểm y tế cho sinh viên Đức là 80 Euro/ tháng (hay 87 USD/tháng), ít hơn rất nhiều lần so với số tiền mà bà Amy trang trải cho con tại Mỹ. Hunter vui vẻ nói: “Tiền bảo hiểm y tế khiến mẹ tôi rất lo. Tiết kiệm tiền là điều kiện tiên quyết ở mẹ vì đỡ mất công đi vay”. Bà Amy chi cho con trai từ 6.000 USD đến 7.000 USD/năm cho các chi phí thuê nhà ở, tiền bảo hiểm y tế và các khoản phí phát sinh khi học tại Đức. Nếu học đại học ở Nam Carolin, dù có thêm tiền học bổng thì gia đình Hunter cũng phải trả học phí tới 10.000 USD/năm. Nhà ở, sách vở và chi phí sinh hoạt chiếm một số tiền không nhỏ.

Đại học kỹ thuật Munich (TUM, Đức), một trong những đại học được đánh giá cao ở châu Âu, nơi có mức học phí rẻ

Đại học kỹ thuật Munich (TUM, Đức), một trong những đại học được đánh giá cao ở châu Âu, nơi có mức học phí rẻ

Học phí rẻ như cho 

Lợi thế tài chính khi học tập tại Đức đã mang lại cơ hội vàng cho sinh viên Mỹ. Katherine Burlingame quyết định kiếm tấm bằng thạc sĩ tại một đại học ở thành phố Cottbus tại Đông Đức trước đây. Đã tốt nghiệp tại Đại học công Pennsylvania, Mỹ, Katherine chi tiêu không đầy 500 Euro (hay 570 USD/tháng) khi học tập tại Cottbus, số tiền này bao gồm nhà ở, đi lại và chăm sóc y tế. Hàng tháng, Katherine còn nhận học bổng bởi DAAD (hay Hội đồng trao đổi học thuật Đức) với số tiền 750 Euro (hay 815 USD), tiền học bổng còn cao hơn mọi chi phí học tập, sinh hoạt. Katherine khoe: “Khi tôi nhận ra mình đang học “miễn phí” tại Đức, tôi vui khôn tả. Nhập học dễ dàng và chả tốn phí, thử hỏi còn gì tốt hơn?”.

Từ niên khóa 2014-2015, các trường đại học tư của Mỹ đã tính trung bình cho sinh viên là hơn 31.000 USD (gồm tiền học phí và các chi phí khác), nhiều trường còn tăng học phí tới hơn 50.000 USD. Theo cuốn Niên sử cao học, Đại học Sarah Lawrence là nơi có học phí đắt nhất nước Mỹ với 65.480 USD/năm. Các đại học công đánh phí hơn 9.000 USD cho sinh viên tiểu bang, và 23.000 cho sinh viên ngoài tiểu bang- theo Hội đồng đại học.

 Ở Đức, trong một thập kỷ qua, học phí nằm trong khoảng 500 Euro đến 1.000 Euro mỗi năm, nhưng bang Hạ Saxony trở thành bang cuối cùng của Đức hủy bỏ học phí vào năm 2014. Tuy vậy, sinh viên cũng trả một khoản phí tượng trưng gọi là “phí học kỳ” nhưng hiếm khi vượt qua 150 Euro. Trong nhiều trường hợp học phí còn bao gồm cả tiền vé giao thông công cộng.

Đại học Sarah Lawrence là nơi có học phí đắt nhất nước Mỹ với 65.480 USD/năm
Đại học Sarah Lawrence là nơi có học phí đắt nhất nước Mỹ với 65.480 USD/năm

Cách đối xử lý tưởng với người nhập cư

Một sinh viên Berlin trung bình phải đóng học phí 13.300 Euro (hay 14.600 USD) mỗi năm. Số tiền này sẽ dao động tùy theo lĩnh vực học hành. Trong số 170.000 sinh viên tại Berlin, có hơn 25.000 người đến từ các xứ khác. Tính trung bình, khoảng 332,5 triệu Euro (hay 364,3 triệu USD) mà chính quyền Berlin trang trải mỗi năm cho sinh viên ngoại quốc. Tại sao lại có chuyện này? “Chúng tôi muốn các sinh viên quốc tế nuôi ý tưởng kinh doanh và thành lập các doanh nghiệp tại Berlin”- dẫn ý kiến của ông Steffen Krach, Bộ trưởng khoa học Berlin. Ông Krach nhấn mạnh rằng, sinh viên Đức không cần phải lo lắng gì cả, bởi vì thành phố đã tăng khả năng lo liệu trong những năm gần đây tại các trường đại học và đủ chỗ cho mọi người theo học.

Nghiên cứu cho thấy hệ thống giáo dục đang vận hành tốt - theo ông Sebastian Fohrbeck của DAAD, và ông cho biết thêm có khoảng 50% sinh viên ngoại quốc đang sống ở Đức. Trong một xã hội đang chật vật vấn đề nhân khẩu học - dân số nghỉ hưu đang gia tăng - thì con số người trẻ tham gia học đại học và làm việc tăng là tốt (chất lượng người di cư được xem là giải pháp cho thực trạng). Ông Sebastian Fohrbeck nhấn mạnh: “Giữ chân sinh viên quốc tế theo học tại Đức là một ý tưởng hay áp dụng với người nhập cư. Họ cần có bằng cấp, họ không vướng mắc vấn đề ngôn ngữ và cuối cùng họ ở lại để nhận biết các giá trị văn hóa nước Đức”.

Theo BBC NEWS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.