Xu hướng công nghệ giáo dục

GD&TĐ - Dữ liệu lớn, học máy và Internet vạn vật (IoT) là những xu hướng công nghệ giáo dục của năm 2019. Tuy nhiên, đào tạo từ xa đã trở thành một xu hướng thống trị tất cả.

Đại dịch khiến công nghệ giáo dục “lên ngôi”.
Đại dịch khiến công nghệ giáo dục “lên ngôi”.

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta dạy và học. Học sinh hiện phải làm quen với việc đào tạo từ xa thông qua các nền tảng kỹ thuật số.

Mặc dù, một số trường đang mở cửa trở lại, xu hướng công nghệ giáo dục được dự đoán có thể tiếp diễn. Các xu hướng mới của năm học 2020 - 2021 đang được cách mạng hóa. Qua đó, tập trung vào kết nối, tính linh hoạt và lấy người học làm trung tâm. 

1. E-Learning (giảng dạy từ xa)

Đào tạo từ xa đã trở thành xu hướng công nghệ giáo dục hàng đầu trong năm 2020 do Covid-19. Điều này dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng đối với các nền tảng giáo dục trực tuyến.

E-Learning là giáo dục hoặc đào tạo dưới dạng điện tử. Đó có thể là các hoạt động trực tuyến dựa trên slide, hoặc khóa học trực tuyến.

Với E-Learning, nội dung giáo dục được truyền tải đến người học thông qua máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Không chỉ tiết kiệm thời gian, phương pháp này còn mở ra nhiều cánh cửa học tập tương tác.

Thay vì trải nghiệm thụ động, người học có thể chọn những gì họ cần nhanh và dễ dàng, mọi lúc mọi nơi. Họ cũng học thông qua việc tương tác trực tiếp với thông tin trên màn hình. Hơn nữa, các tình huống trong E-Learning khuyến khích người học tự đưa ra lựa chọn về những gì họ sẽ làm tiếp theo.

Trong E-Learning, người học chỉ cần đắm mình trong kiến thức thông qua việc đọc hoặc xem nội dung. Ngoài ra, nhiều khóa học E-Learning bao gồm ảnh, podcast và video, tạo ra trải nghiệm học tập đa phương thức và thực tế.

Dù đã ra đời từ lâu, nhưng E-Learning vẫn liên tục phát triển. Các nhà giáo dục đang sử dụng những lợi thế của công nghệ để khiến việc học hiệu quả hơn. Đó là lý do ngày càng có nhiều khóa học trực tuyến và kết hợp ra đời.

Đa dạng là đặc điểm nổi bật của các nền tảng học trực tuyến. Giáo viên có thể dạy học sinh trong thời gian thực, thông qua các cuộc họp nhóm bằng Zoom hoặc Microsoft Teams.

Song, họ cũng có thể áp dụng phương pháp ghi lại bằng hàng loạt phương tiện và chức năng kỹ thuật số có sẵn. Một nền tảng học tập trực tuyến tốt cũng có thể được kết hợp với Hệ thống quản lý học tập (LMS). Khi đó, giáo viên có thể theo dõi kết quả của học sinh.

2. Học tập có hỗ trợ video

Những năm gần đây, việc học tập với sự hỗ trợ của video ngày càng trở nên phổ biến. “Ngày học video” không còn là khi tivi được đưa vào lớp học. Với Internet và các thiết bị kỹ thuật số, mỗi buổi học đều có thể là “ngày video”.

Xu hướng này cũng đang bùng nổ trong điều kiện đào tạo từ xa. Video, đặc biệt là hoạt hình, được cho là vô cùng hữu ích. Bởi, chúng khiến bài học phong phú và giúp nội dung dễ hiểu. Video cải thiện kết quả của học sinh. Đồng thời, giảm khối lượng công việc của giáo viên.

3. Công nghệ Blockchain (chuỗi - khối)

Công nghệ sổ cái phân tán (DLT) từ Blockchain mang lại nhiều lợi ích cho giáo dục, đặc biệt là lưu trữ dữ liệu. Mỗi khi dữ liệu mới được thêm vào, một “khối” khác cũng xuất hiện trong hệ thống. Do đó, về mặt kỹ thuật, việc lưu trữ là vô hạn. Đồng thời, dữ liệu sẽ được mã hóa và phân phối trên nhiều máy tính trong hệ thống. Dữ liệu từ đó được phân cấp và minh bạch.

Công nghệ chuỗi - khối được sử dụng trong các khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOC) và danh mục đầu tư điện tử. Nhờ đó, xác minh các kỹ năng và kiến thức. Hệ thống DLT sẽ giải đáp các vấn đề về xác thực, quy mô và chi phí cho các tổ chức E-Learning. Hơn nữa, nó có thể giúp người học công khai thành tích trong giai đoạn tìm kiếm việc làm.

4. Dữ liệu lớn

Để đáp ứng nhu cầu của sinh viên, trải nghiệm học tập cần được cá nhân hóa. Các nhà giảng dạy có thông tin liên quan về trải nghiệm của người học. Nhờ đó, giúp tùy chỉnh và thiết kế khóa học ở định dạng phù hợp. Một số thông tin có thể tìm là chủ đề khóa học, đăng ký, hiệu suất của người học (thời gian mỗi khóa học, hoàn thành, kết quả kiểm tra), cũng như phản hồi (xếp hạng, khảo sát).

Truyền thông xã hội trong học tập giúp sinh viên dễ tương tác với người khác.
Truyền thông xã hội trong học tập giúp sinh viên dễ tương tác với người khác.

5. Trí tuệ nhân tạo (AI)

AI hiện là phương pháp phổ biến trong thị trường công nghệ giáo dục Mỹ. AI có thể tự động hóa các hoạt động cơ bản trong giáo dục, như chấm điểm. Giờ đây, giáo viên có thể tự động chấm điểm các câu hỏi trắc nghiệm và điền vào chỗ trống.

Người học và giáo viên đều có thể hưởng lợi từ AI. Ví dụ, sinh viên có thể nhận được sự trợ giúp từ các trợ giảng AI khi giáo viên quá bận. Ngoài ra, các chương trình dựa trên AI có thể cung cấp cho cả người học và giáo viên những phản hồi hữu ích.

Đó là lý do một số trường học sử dụng hệ thống AI để theo dõi sự tiến bộ của học sinh. Đồng thời, cảnh báo cho giáo viên khi kết quả của học sinh có vấn đề. Do đó, không có gì quá xa vời khi cho rằng, AI là một trợ thủ đắc lực đối với việc giảng dạy trên lớp. 

6. Phân tích học tập

Phạm vi hiện tại của phân tích học tập đã mở rộng đáng kể, đặc biệt là đối với giáo dục đại học. Phương pháp này cho phép các nhà giáo dục đo lường và báo cáo quá trình học tập của học sinh chỉ qua web.

Nhờ đó, giúp cải thiện việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng của học sinh một cách phù hợp. Ví dụ, giáo viên có thể xem loại thông tin nào (văn bản, hình ảnh, đồ họa thông tin hoặc video) mà học sinh yêu thích nhất. Từ đó, sử dụng dạng đó nhiều hơn trong các bài học sau.

Ngoài ra, giáo viên có thể nhận thấy những phần kiến thức không được truyền đạt hiệu quả. Hơn nữa, phân tích học tập giúp các nhà giáo dục xác định nhóm học sinh có thể gặp khó khăn trong học tập hoặc hành vi. Từ đó, giáo viên có thể giúp học sinh phát huy hết tiềm năng.

7. Trò chơi ứng dụng hóa

Nếu đang tìm cách biến việc học thành một quá trình thú vị và hấp dẫn hơn, trò chơi ứng dụng hóa là xu hướng công nghệ giáo dục phù hợp nhất. Không có lý do gì để học sinh không tham gia tích cực vào các trò chơi trong lớp. Học sinh có thể học và thực hành trong khi tham gia vào trò chơi thú vị. Trò chơi giúp tạo ra môi trường học tập vui nhộn và tích cực.

8. Học tập nhập vai với VR và AR

Trải nghiệm học tập đã thay đổi đáng kể, khi Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR) được đưa vào giáo dục. Sự gia tăng nhu cầu học tập qua trải nghiệm thúc đẩy sự phát triển của học tập với VR và AR.

Trong khi VR cung cấp thực tế ảo, AR mang lại chế độ xem mở rộng về hình ảnh thực. Do đó, chúng giúp giải thích các khái niệm phức tạp mà hình ảnh đơn giản hoặc thậm chí các thí nghiệm thực hành không thể mang lại cho học sinh. 

9. STEAM

Các chương trình dựa trên STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học) là cải tiến mới của công nghệ giáo dục so với STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học). Xu hướng mới này giúp giải quyết các vấn đề trong thế giới thực thông qua hoạt động học tập thực hành và thiết kế sáng tạo.

Về ưu điểm, STEAM giúp học sinh tò mò về thế giới xung quanh. Hơn nữa, nó tạo ra một môi trường an toàn để người học thể hiện và trải nghiệm ý tưởng của họ. Sự thoải mái khi thực hành cũng giúp học sinh phối hợp tốt hơn với người khác.

10. Truyền thông xã hội trong học tập

Khi người học dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội, tại sao không biến nó thành công cụ để cải thiện việc học? Nhiều tổ chức giáo dục bắt đầu sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như một công cụ giao tiếp. Trong đó, sinh viên có thể tương tác với người khác dễ dàng. Sinh viên có thể chia sẻ tài liệu học tập, thảo luận với thành viên khác trong nhóm. Hoặc, họ dễ dàng nhận xét về bài đăng của người khác.

Công nghệ giáo dục là gì?
Nhiều người có thể nhận thấy, công nghệ đang thúc đẩy giáo dục. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Hiệp hội Truyền thông và các công nghệ giáo dục (AECT) định nghĩa, công nghệ giáo dục là “tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và cải thiện hiệu suất, bằng cách thiết lập, sử dụng và quản lý các quy trình và tài nguyên công nghệ thích hợp”. 
Mặt khác, các nhà giáo dục thực sự sử dụng công nghệ giáo dục có một định nghĩa đơn giản hơn. Họ cho rằng, đó là một khái niệm chuyển đổi việc dạy và học truyền thống sang dạng kỹ thuật số. Đối với những người này, sự khác biệt chính nằm ở cách truyền tải kiến thức để việc giảng dạy trở nên hiệu quả hơn.
Công nghệ giáo dục đơn giản là một quá trình tích hợp công nghệ vào giáo dục để xây dựng trải nghiệm dạy/học tốt hơn. Có rất nhiều lý do khiến các nhà giáo dục chuyển sang phương pháp giảng dạy bằng công nghệ.
Công nghệ là sự đổi mới của con người. Vì vậy, khi một nhà giáo dục có thể ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, đó cũng là sự đổi mới. Công nghệ giáo dục cho phép giáo viên cung cấp đa phương tiện. Nhờ đó, mang lại phong cách học tập đa dạng như hoạt hình, video trực tiếp... Bên cạnh đó, hình thức này cho phép giáo viên tạo các khóa học trực tuyến. Ở đó, sinh viên có thể học trong không gian riêng và theo tốc độ của họ.
Công nghệ đã giúp mọi người duy trì kết nối. Học sinh và giáo viên kết nối, thảo luận, chia sẻ ý kiến. Công nghệ giáo dục mang lại lợi ích cho việc giảng dạy của giáo viên, cả trực tuyến và ngoại tuyến. Không phải lúc nào cũng phải đến một lớp học cụ thể vào một thời điểm cụ thể. Sinh viên có thể học bất cứ khi nào và ở đâu. 
Bên cạnh đó, công nghệ giáo dục thay đổi cách tiếp cận học tập của sinh viên. Phương pháp này khiến việc học trở nên thú vị hơn. Khi cảm thấy thoải mái, học sinh sẽ nhớ tốt hơn. Đồng thời, có thể áp dụng kiến thức tốt hơn vào thực tế. 
Công nghệ đồng thời khiến giáo dục hiệu quả hơn. Nhờ đó, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của người học. Những nhà giáo dục chân chính mang đến cho người học kiến thức quý báu, cả về lý thuyết lẫn thực tế. Trong khi đó, các nhà giáo dục thông minh có thể tạo ra việc giảng dạy từ những gì người học muốn.
Công nghệ giáo dục không có nghĩa là giáo viên phải trở thành chuyên gia về công nghệ. Song, giáo viên có thể làm những điều hấp dẫn chỉ với công nghệ. Đó là lý do giáo dục công nghệ quan trọng.
Nếu là một nhà giáo dục đổi mới, việc tuân theo các xu hướng có lẽ không phải là điều mới, nhưng cần thiết. Dưới đây là 10 xu hướng công nghệ giáo dục mới nhất.
Theo Elearning Industry

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.