Công nghệ giáo dục: Nước Mỹ cũng cần học hỏi?

GD&TĐ - Một số kết luận có thể không gây ngạc nhiên trong báo cáo của Omidyar Network về những gì hoạt động trong công nghệ giáo dục mở rộng ở các khu vực khác nhau trên toàn thế giới. Chính phủ, các nhà giáo dục, các nhóm vận động và các công ty lớn và nhỏ cần phải làm việc tốt hơn với nhau. Lập kế hoạch dài hạn và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để truy cập rộng rãi và cải thiện vào Internet và thiết bị di động là rất quan trọng.

Không phải nước Mỹ… tụt hậu, mà công nghệ nước này quá phát triển, khiến công nghệ giáo dục cũng trở nên… rối rắm. Ảnh minh họa
Không phải nước Mỹ… tụt hậu, mà công nghệ nước này quá phát triển, khiến công nghệ giáo dục cũng trở nên… rối rắm. Ảnh minh họa

Câu chuyện từ Chile

Điều có thể gây ngạc nhiên cho một số độc giả của báo cáo, được phát hành đầu tuần này, là những gì Mỹ có thể học hỏi từ các quốc gia đang phát triển, khi tập hợp tất cả các bên quan tâm đến công nghệ giáo dục. Lấy Chile làm ví dụ. Nhìn từ mọi góc độ, không thể phủ nhận rằng hệ sinh thái công nghệ giáo dục của đất nước Nam Mỹ này còn khá khiêm tốn. Theo báo cáo của Omidyar Network, Chile có ít vốn tư nhân cho các dự án kinh doanh mới như đối với các quốc gia phát triển. Vậy nhưng, nước này lại có một thị trường công nghệ giáo dục có giá trị chỉ thấp hơn một phần trăm so với thị trường Mỹ (vốn có trị giá 9 tỷ đô la).

Chưa hết, chi tiêu cho giáo dục Chile theo phần trăm GDP (5,35%) vẫn tốt hơn so với Mỹ (4,99%) và Trung Quốc (4,10%). Chile cũng là quốc gia có nhiều thuê bao di động hơn (127/100 người) so với Mỹ (122/100) và Trung Quốc (105/100); cùng với đó là tỷ lệ người dùng Internet cao hơn (82%) so với Mỹ (75%) và Trung Quốc (54%).

Báo cáo được chuẩn bị bởi RTIInternational và được sản xuất bởi Omidyar Network, chi nhánh đầu tư từ thiện của người sáng lập eBay, Pierre Omidyar, không nói rõ rằng Hoa Kỳ nên sao chép Chile. Nhưng báo cáo ca ngợi nước cộng hòa Nam Mỹ về một nền tảng trực tuyến được quản lý bởi chính phủ trung ương, để giúp các nhà trường chọn lựa, mua sắm các sản phẩm và dịch vụ công nghệ giáo dục từ các nhà cung cấp được phê duyệt. Chính điều này đã giúp hệ sinh thái công nghệ giáo dục của Chile mở rộng theo hình thức cộng sinh: Các công ty công nghệ giáo dục được hỗ trợ mở rộng quy mô và sau đó đầu tư vào các thị trường nhỏ hơn.

Chi phí tốn kém cũng như sự thiếu tương tác giữa các nền tảng khiến công nghệ giáo dục chưa thực sự hỗ trợ người học ở Mỹ
  • Chi phí tốn kém cũng như sự thiếu tương tác giữa các nền tảng khiến công nghệ giáo dục chưa thực sự hỗ trợ người học ở Mỹ

Phức tạp vì quá phát triển?

Tại Mỹ, danh mục sản phẩm của công nghệ giáo dục quá phức tạp đối với nhiều giáo viên sử dụng, không đủ khách quan, thiếu toàn diện hoặc không dựa trên đánh giá của người dùng đáng tin cậy (thường có trọng lượng hơn bằng chứng thực nghiệm hoặc tiếp thị sản phẩm). Đó là kết luận tại báo cáo của Omidyar

Network, được xây dựng từ hơn 100 cuộc phỏng vấn với các nhà giáo dục, nhà hoạch định chính sách và doanh nhân, trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2018.

Dẫu vậy, báo cáo cũng thừa nhận không có quốc gia nào được khảo sát có cách thức hoàn hảo để các nhà giáo dục và doanh nhân kết nối về chất lượng sản phẩm công nghệ giáo dục. Ngay cả thị trường công cộng trực tuyến của Chile, cũng chỉ được cập nhật bốn năm một lần với các nhà cung cấp mới.

Báo cáo ca ngợi các chính phủ trên toàn thế giới về việc thiết lập các tiêu chuẩn cho thành tích học tập, có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ giáo dục. Chính sách hiện đại hóa giáo dục của Trung Quốc tới năm 2030 cùng với Kế hoạch phát triển mười năm cho công nghệ thông tin và giáo dục giai đoạn 2010 - 2020 nằm trong số các sáng kiến của chính phủ nhằm cải thiện giáo dục của đất nước trong dài hạn.

Mở rộng quyền truy cập vào công nghệ giáo dục ngoài các trường học cũng được coi là chìa khóa cho sự phát triển. Trong khi chính phủ Hoa Kỳ và Chile đã tập trung vào các phòng thí nghiệm máy tính và thiết bị lớp học của trường học, thì Trung Quốc và Indonesia phụ thuộc nhiều vào những tiến bộ gần đây trong công nghệ di động và dữ liệu di động giá cả phải chăng, cho phép họ tạo quyền truy cập tại nhà và thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trên quy mô lớn để học tập và luyện thi.

Chưa thực sự phục vụ giáo dục

Tại các quốc gia được xem xét trong báo cáo, vấn đề dữ liệu nổi lên như một nội dung phổ biến quan trọng để đặt nền tảng cho việc tạo ra một thị trường minh bạch và kết nối hơn. Trong đó, các tác giả báo cáo đã dành lời khen ngợi cho công việc của Dự án Unicorn (xuất phát từ Thung lũng Silicon - trung tâm công nghệ của thế giới, được xem là cái nôi của các start-up lớn mạnh nhất, nhằm tôn vinh những công ty startup xuất sắc toàn cầu). Đây là sáng kiến hỗ trợ khả năng tương tác, trong đó đề cập đến khả năng các phần mềm, nền tảng và hệ thống giáo dục khác nhau có thể hoạt động với nhau.

Cho đến nay, Dự án Unicom vẫn là một công việc đang tiến triển, vì nhiều công cụ vẫn chưa tương thích khi chia sẻ và phân tích dữ liệu. Điều này có thể dẫn đến một loạt các công cụ bị ngắt kết nối, khiến việc quản lý chúng tốn kém hơn cho các trường học, cũng như giáo viên và học sinh sẽ gặp khó khi sử dụng.

Báo cáo cũng dành lời khen ngợi các khu học chánh ở Mỹ ngày càng đòi hỏi khả năng tương tác từ các nhà cung cấp, nhưng cũng khuyến nghị rằng ngành công nghiệp này tuân thủ các tiêu chuẩn dữ liệu được thiết lập.

Báo cáo cho biết, kết nối với các hệ thống khác của các mô hình độc quyền này có thể tốn kém, mất thời gian, không hoàn hảo hoặc không thể thực hiện được tại Mỹ. Việc thiếu khả năng tương tác cũng khiến việc phân tích dữ liệu trên các hệ thống trở nên khó khăn, có thể cản trở việc thực hiện học tập cá nhân hóa đối với người học.

Theo Edsurge

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ