Xét công nhận chức danh GS, PGS: Không có chuyện “bẻ lái” vào giờ chót

GD&TĐ - PGS.TS Trần Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước khẳng định, việc xét công nhận chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm nay được làm chặt chẽ, nghiêm túc và công khai, minh bạch.

Ảnh minh họa/ INT
Ảnh minh họa/ INT

Quan điểm của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (GSNN) là nhất quán ngay từ đầu và thể hiện xuyên suốt trong một quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS qua hội đồng các cấp, không thể nói là đến giờ chót thì “bẻ lái”.

Năm nay là năm đầu tiên thực hiện xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg (Quyết định 37). Hội đồng GSNN đã tổ chức tập huấn cho ứng viên, thành viên HĐGS cơ sở và HĐGS ngành, liên ngành về các nội dung của Quyết định 37 và ra các nghị quyết quán triệt hội đồng các cấp thực hiện nghiêm các quy định tại Quyết định 37; đồng thời gắn kết chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS.

Năm nay cũng là năm đầu tiên Hội đồng GSNN tổ chức phiên họp thứ 2 trước khi các hội đồng GS ngành, liên ngành xét duyệt hồ sơ, nhằm quán triệt Chủ tịch Hội đồng GS ngành, liên ngành những điểm lưu ý thực hiện; trong đó có nội dung cho phép ứng viên được bù tiêu chuẩn thiếu trong Quyết định 37.

Tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng GSNN có yêu cầu cần nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS nên vận dụng theo hướng vận dụng “tiệm cận trên”. Tất cả các chủ tịch hội đồng ngành, liên ngành đều đồng thuận hướng nâng cao chất lượng ứng viên nên vận dụng ở mức cao hơn. Và trên thực tế, 25 trong số 28 HĐGS ngành, liên ngành đã tuân chủ rất nghiêm túc; trừ 3 Hội đồng GS Vật lý, Cơ khí – Động lực, Y học vận dụng theo hướng “tiệm cận dưới”, dẫn đến một số trường hợp ứng viên bị loại trong vòng xét của Hội đồng GSNN.

“Tôi có thể khẳng định năm nay các hội đồng làm việc rất nghiêm túc, công khai, minh bạch, được các nhà giáo và các nhà khoa học đánh giá cao. Đâu đó nảy sinh một số trường hợp có thắc mắc, chúng tôi đều đã có giải thích và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với ứng viên (nếu ứng viên có yêu cầu) để làm rõ lý do ứng viên chưa được xét năm nay” - PGS Trần Anh Tuấn cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.