Xem “thuyền bay” khổng lồ nhất thế giới lần đầu cất cánh

GD&TĐ - Chiếc thuyền bay mới của Trung Quốc mang tên AG600 đã cất cánh và hạ cánh thành công trong lần thử đầu tiên. Chiếc thủy phi cơ này được cho là lớn nhất thế giới trong thời điểm hiện tại với kích cỡ bằng một chiếc Boeing 737.
 Chiếc thuyền bay mới của Trung Quốc mang tên AG600
Chiếc thuyền bay mới của Trung Quốc mang tên AG600

AG600 được thử nghiệm hôm qua (20/10) bên ngoài thành phố Jingmen, miền trung của Trung Quốc. Hình ảnh ghi lại được cho thấy một cỗ máy khổng lồ cất cánh khỏi mặt nước, bay lên rồi lại nhẹ nhàng hạ cánh rồi đi vào bờ.

Theo kỹ sư trưởng của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, ông Lu Guangshan, AG600 là một bước tiến mới nhằm giải quyết nhu cầu của nền kinh tế hàng hải và chữa cháy rừng. Nó cũng thúc đẩy khả năng cứu hộ khẩn cấp ở tầm trung và tầm xa của Trung Quốc.

Theo truyền thông Trung Quốc, AG600 chạy bằng 4 động cơ turboprop được sản xuất trong nước, nó có kích cỡ ngang bằng chiếc Boeing 737 với sải cánh 38,8 mét, dài 36,9 mét và chịu được trọng tải tối đa khi cất cánh là 53,3 tấn.

Thuyền bay Beriev Be-200 của Nga ảnh 1
Thuyền bay Beriev Be-200 của Nga 

Về kích cỡ, AG600 đã vượt qua những chiếc thuyền bay Beriev Be-200 của Nga và ShinMaywa US-2 của Nhật Bản.

Tuy nhiên, danh hiệu thuyền bay lớn nhất từng được chế tạo thuộc về chiếc Hughes H-4 Hercules của Mỹ từ thời Thế chiến thứ 2. Cỗ máy khổng lồ này chạy bằng 8 động cơ piston, sải cánh gần 100 mét, dài 67 mét. Do thiếu nhôm thời chiến nên chiếc máy bay này gần như được làm hoàn toàn từ gỗ bạch dương. Hughes H-4 Hercules được thiết kế quá muộn để có thể thực sự tham gia vào chiến tranh và chưa bao giờ được sản xuất số lượng nhiều.

hiếc Hughes H-4 Hercules của Mỹ ảnh 2
hiếc Hughes H-4 Hercules của Mỹ 

Theo giới truyền thông, chiếc thủy phi cơ này được thiết kế phục vụ mục đích cứu hộ, vận tải đường xa và các hoạt động cứu hỏa. Nó có thể mang tới 50 hành khách và lấy 12 tấn nước chỉ trong vòng 12 giây. AG600 có thể cất cánh khỏi mặt nước ở độ cao 50 mét và dập tắt lửa trong một diện tích tới 4km vuông chỉ trong một lần phun nước.

Xem AG600 trong lần cất cánh và hạ cánh đầu tiên:

Theo RT
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.