Xe tăng rùa không còn bất khả chiến bại

GD&TĐ - Nhiều xe tăng với giáp lồng kiểu mai rùa của Nga đã bị quân đội Ukraine tấn công và phá hủy ở phía nam thành phố Bakhmut, tỉnh Donetsk.

Đoàn xe quân sự Nga bốc cháy.
Đoàn xe quân sự Nga bốc cháy.

Trang Newsweek ngày 14/5 đăng video một xe tăng bọc giáp mai rùa phủ kín hầu hết thân của Nga nằm bất động trên con đường gần Andreevka, phía nam thành phố Bakhmut.

Bên cạnh là nhiều phương tiện chiến đấu bốc cháy, cho thấy đây dường như là kết quả một đòn tập kích của Ukraine nhằm vào đoàn xe Nga, trong đó chiếc xe tăng rùa đã không thể di chuyển.

Ngay sau đó, một bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã tấn công vào cửa sau đang mở của chiếc xe tăng mai rùa, tạo ra vụ nổ và khiến nó bốc cháy từ bên trong.

Một số tài khoản mạng xã hội khác gần đây cũng chia sẻ nhiều hình ảnh, video xe tăng mai rùa Nga bốc cháy hoặc bị phá hủy sau khi bị tập kích.

Thực tế này trái ngược với đầu tháng trước, thời điểm Nga bắt đầu tung vào chiến trường loại xe tăng được lắp những tấm tôn hoặc thép phủ kín toàn thân giống như mai rùa khổng lồ để đối phó với UAV của Ukraine.

Truyền thông Nga hôm 17/4 đồng loạt đăng video xe tăng mai rùa của Lữ đoàn 5 nước này xâm nhập phòng tuyến Ukraine ở tỉnh Donetsk rồi quay trở ra an toàn dù liên tục bị đối phương tập kích.

Chuyên gia quân sự David Axe của Forbes cho rằng, giáp lồng kiểu mai rùa là phương pháp hiệu quả để giúp xe tăng Nga chặn đòn đánh của FPV, vũ khí được coi là "sát thủ diệt tăng" nhờ khả năng tập kích vào vị trí hiểm yếu trên xe.

Tuy nhiên, máy bay không người lái FPV mang theo khoảng một kg thuốc nổ không thể phá hỏng được xe tăng khi bị vướng giáp kiểu mai rùa.

Cùng với đó, một số chiếc xe còn được lắp thêm thiết bị tác chiến điện tử cầm tay, giúp vô hiệu hóa FPV hiệu quả hơn bằng cách gây nhiễu tín hiệu liên lạc giữa nó và tổ điều khiển.

Thời điểm xe tăng rùa mới được triển khai trên tiền tuyến, lực lượng Ukraine đang thiếu hụt nghiêm trọng đạn pháo, phần lớn phụ thuộc vào FPV để nhắm mục tiêu thiết giáp đối phương.

"Chừng nào binh sĩ Ukraine chủ yếu chỉ có UAV FPV để bảo vệ phòng tuyến, xe tăng mai rùa Nga vẫn sẽ là mối đe dọa lớn đối với họ", chuyên gia Axe nói.

Tuy nhiên vị chuyên gia này nhấn mạnh: "Mái che làm bằng kim loại mỏng có thể khiến drone bay chệch hướng, song gần như vô dụng trước đạn pháo có lượng thuốc nổ hơn 10 kg. Quả đạn sẽ xuyên qua giáp mai rùa, khiến xe tăng bốc cháy và biến nó thành lò nướng".

Khi xe tăng bị mất khả năng di chuyển do trúng đạn pháo hoặc tên lửa, giáp lồng kiểu mai rùa sẽ khiến binh sĩ bên trong khó chạy thoát hơn.

Loại giáp này còn có nhiều nhược điểm khác như làm giảm tầm nhìn của kíp lái, hạn chế khả năng quay của tháp pháo, tăng trọng lượng và giảm tính cơ động của xe tăng.

Trong bối cảnh lực lượng Ukraine dự kiến tiếp tục được viện trợ nhiều loại vũ khí trong thời gian tới, xe tăng mai rùa Nga sẽ ngày càng dễ bị đánh bại hơn.

Chuyên gia Axe nhận định lực lượng chiến đấu đang đối mặt với tình thế "tiến thoái lưỡng nan" đối với xe tăng mai rùa.

Clip xe tăng rùa Nga thành bia bắn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...