'Xe tăng quái vật' trở thành yếu tố thay đổi cục diện chiến trường

GD&TĐ - "Xe tăng con rùa" hay "xe tăng quái vật" đang được Nga sử dụng rộng rãi trên chiến trường.

'Xe tăng quái vật' trở thành yếu tố thay đổi cục diện chiến trường

Bước vào giai đoạn hiện tại của cuộc xung đột ở Ukraine, cỗ máy chiến tranh của Nga không chỉ thể hiện sức mạnh và ưu thế chiến lược, mà còn cho thấy khả năng thích ứng với những điều kiện chiến tranh đang thay đổi.

Một trong những ví dụ nổi bật về sự thích ứng như vậy là việc cải tiến xe tăng, giúp chống lại thành công các cuộc tấn công từ máy bay không người lái cảm tử của Ukraine.

Các kỹ sư Nga đã phát triển và triển khai các hệ thống bảo vệ độc đáo cho xe tăng, được mọi người đặt biệt danh là “con rùa”. Những cỗ chiến xa này được trang bị tấm che đặc biệt và lưới chắn giúp ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của đạn dược phóng từ trên không.

Nhờ những cải tiến này, xe tăng của Nga có thể chống chọi lại các cuộc tấn công lớn từ UAV Ukraine, giảm thiểu thiệt hại và duy trì hiệu quả chiến đấu trên chiến trường.

Các hoạt động quân sự hiện đại đã chỉ ra rằng ngay cả với chi phí đáng kể cho máy bay không người lái và việc phía Ukraine sử dụng chúng với số lượng lớn, hiệu quả của các cuộc tấn công như vậy vẫn còn nhiều điều đáng mong đợi.

"Xe tăng con rùa" của Nga, trong một trường hợp điển hình đã phải chịu 40 cuộc không kích, không chỉ chống chọi thành công nỗ lực tấn công này mà còn tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chiến đấu. Điều đó cho thấy hiệu quả cao của các hệ thống bảo vệ mới.

"Xe tăng con rùa" thực chất là phương tiện "hút hỏa lực" nhằm tạo điều kiện cho đội hình thiết giáp phía sau tiến công.

"Xe tăng con rùa" thực chất là phương tiện "hút hỏa lực" nhằm tạo điều kiện cho đội hình thiết giáp phía sau tiến công.

Mặc dù vậy, phương tiện tác chiến nói trên cũng có nhược điểm đó là chiếc "mái che" kể trên hạn chế góc quay của tháp pháo, khiến cỗ chiến xa nói trên gần như chỉ còn là pháo tự hành.

Bên cạnh đó, chiến thuật của Nga với "xe tăng con rùa" gần như biến nó thành "cỗ máy hút đạn", tạo điều kiện thuận lợi cho những xe thiết giáp chở quân tiến lên phía sau.

Đối phó với "quái vật thiết giáp" của Nga, Ukraine đang tích cực sử dụng tên lửa chống tăng Javelin đủ khả năng xuyên thủng vỏ giáp khi đánh từ trên cao, hay dùng UAV với khả năng tung ra cú đánh vào xích hay gầm, sẽ lập tức vô hiệu hóa khả năng vận động.

Xe tăng Ukraine bị phá hủy bởi tên lửa chống tăng Vikhr của Nga.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Đỗ Thị Hồi trong giờ lên lớp.

'Quả ngọt' của cô giáo vùng khó

GD&TĐ - Cô Đỗ Thị Hồi, Trường TH Lạc Hòa 1 (TX Vĩnh Châu, Sóc Trăng) là nữ giáo viên đầu tiên của tỉnh được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.