Moscow coi F-16 là phương tiện có thể mang vũ khí hạt nhân

GD&TĐ - Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ quan ngại về sự xuất hiện của máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất ở Ukraine.

Moscow coi F-16 là phương tiện có thể mang vũ khí hạt nhân

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh bất kỳ chiếc F-16 nào ở Ukraine sẽ bị coi là phương tiện mang vũ khí hạt nhân.

Máy bay chiến đấu F-16 bị xem như nền tảng kép - phi hạt nhân và hạt nhân.

Trong nhiều năm, những chiếc tiêm kích này đã hình thành nên nền tảng Không quân Mỹ, được sử dụng trong cái gọi là “sứ mệnh hạt nhân chung” của NATO.

Trước tình hình trên, phía Nga không thể bỏ qua thực tế rằng việc cung cấp F-16 cho Ukraine có thể bị coi là hành động khiêu khích có chủ ý từ phía Hoa Kỳ và NATO.

Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc NATO tăng cường hiện diện quân sự gần biên giới nước này, bao gồm cả ở Ukraine. Theo Moskva, diễn biến trên có thể dẫn đến căng thẳng gia tăng hơn nữa trong khu vực và gây bất ổn tình hình.

Không chỉ có vậy, cơ quan này cũng lưu ý rằng bất kỳ hành động nào có thể đe dọa an ninh của Nga sẽ bị coi là hành động khiêu khích và gây ra phản ứng cứng rắn.

Nga kêu gọi Mỹ và NATO thực hiện cách tiếp cận có trách nhiệm đối với các vấn đề an ninh trong khu vực và ngăn chặn mọi hành động có thể dẫn đến căng thẳng leo thang.

Tiêm kích F-16 Ukraine có thể mang theo nhiều loại vũ khí nguy hiểm.

Tiêm kích F-16 Ukraine có thể mang theo nhiều loại vũ khí nguy hiểm.

Thông điệp trên của Bộ Ngoại giao Nga đã gây xôn xao truyền thông thế giới và làm dấy lên lo ngại trong giới chuyên gia an ninh.

Tuy nhiên, chính xác Nga dự định phản ứng như thế nào trước sự xuất hiện của máy bay chiến đấu F-16 vẫn chưa được nêu rõ, bất chấp việc Moskva nhiều lần cảnh báo có thể tiêu diệt chúng ngay trên lãnh thổ một nước NATO.

Ngoài ra chúng ta có thể đang nói về việc thực hiện những cuộc tấn công quy mô lớn vào các sân bay trên lãnh thổ Ukraine nhằm loại bỏ mối đe dọa như vậy.

Về thời gian máy bay chiến đấu F-16 xuất hiện trên lãnh thổ Ukraine, được biết, điều này sẽ diễn ra trong vòng 3 - 4 tuần tới.

Một cách không chính thức, các nguồn tin nắm rõ tình hình khẳng định rằng chúng đã được cất giữ trong các kho chứa dưới lòng đất ở phía Tây Ukraine, nhưng chưa được sử dụng nếu thiếu hệ thống phòng không đủ khả năng hỗ trợ.

Một mối đe dọa khá nghiêm trọng là các tiêm kích F-16 sẽ được trang bị tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM có tầm bắn lên tới 160 km, cho phép Lực lượng vũ trang Ukraine tấn công các mục tiêu trên không ở gần như toàn bộ khu vực diễn ra giao tranh.

Các phi công Ukraine tích cực huấn luyện làm chủ tiêm kích F-16.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ