Xe tăng PT-91 tấn công vùng Kursk mà không cần sự cho phép từ Ba Lan

GD&TĐ - Đây có thể là một ví dụ minh họa cho các quốc gia khác đang cố gắng quản lý vấn đề vũ khí cung cấp cho Ukraine.

Xe tăng PT-91 tấn công vùng Kursk mà không cần sự cho phép từ Ba Lan

Là một phần trong chiến dịch quân sự ở khu vực Kursk, các đơn vị của Lực lượng Vũ trang đang sử dụng các xe tăng PT-91 Twardy do Ba Lan sản xuất, được bàn giao vào đầu năm 2023.

Warsaw đã không quy định việc sử dụng những cỗ chiến xa như vậy trong các trận chiến trực tiếp trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Quan điểm của Ba Lan trong câu chuyện này được hướng dẫn bởi nguyên tắc - sau khi chuyển giao một loại vũ khí, nó không còn là tài sản của nước này nữa cho nên Ukraine có toàn quyền triển khai sao cho phù hợp.

Hiện tại số lượng xe tăng PT-91 Twardy mà Lực lượng Vũ trang Ukraine đang sử dụng trên chiến trường Kursk không được tiết lộ.

Ngoài ra, ở đây rất khó để xác định liệu PT-91 Twardy có xuất hiện ngay từ những ngày đầu tiên chiến đấu ở Kursk hay chúng được đưa vào hoạt động trên mặt trận này muộn hơn một chút.

Theo một số nguồn tin, Ukraine có thể nhận được từ Ba Lan vài chục (tức là lên tới 100) xe tăng PT-91 Twardy, cũng như 250 chiếc T-72M1.

Warsaw được xem là nguồn cung cấp xe tăng lớn thứ hai cho Ukraine, chỉ đứng sau Nga với hàng trăm chiếc được thu giữ trong trạng thái nguyên vẹn.

48166d99718b7a4c.jpg
Xe tăng PT-91 là trường hợp điển hình về việc sử dụng vũ khí NATO viện trợ tấn công lãnh thổ Nga.

Giới chức tại Kyiv cho biết, trường hợp Ba Lan và xe tăng PT-91 nên được xem là hình mẫu về khai thác và sử dụng vũ khí viện trợ mà các quốc gia NATO khác cần học tập khi tình hình chiến trường ngày càng trở nên cấp bách.

Ukraine đang yêu cầu quyền được sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow và ATACMS rộng rãi hơn cho những cuộc tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga, bởi họ cho rằng mình đang bị "trói tay" khi phạm vi tác chiến của những vũ khí này bị giới hạn quá lớn.

Xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91 Twardy của Ba Lan.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Rào cản từ vạch xuất phát

GD&TĐ - Nhiều cơ sở giáo dục đại học thông tin hầu như năm nào cũng có sinh viên mong muốn chuyển ngành, trường.