Xây nhà vệ sinh sạch đẹp

GD&TĐ - Sau ngày khai giảng năm học mới 2018 - 2019, HS Trường Tiểu học Phan Thiết (Tuyên Quang) phấn khởi khoe với bố mẹ: “Trường học của con cón hà vệ sinh “xịn” không khác gì khách sạn!”. Nghe con hào hứng chia sẻ, cha mẹ HS vui lắm. Bởi đây chính là công trình vệ sinh được Hội Cha mẹ học sinh chung tay sửa chữa và tu bổ tặng cho các thầy cô và các con.

Nhà vệ sinh thân thiện tại Trường Tiểu học Phan Thiết (Tuyên Quang)
Nhà vệ sinh thân thiện tại Trường Tiểu học Phan Thiết (Tuyên Quang)

Những khu vệ sinh xanh – sạch – đẹp

Cô Trần Thị Vân – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Thiết – cho biết: Năm học 2018-2019 nhà trường có 33 lớp với 1.500 học sinh. Số học sinh học hai buổi/ngày là 100% và học sinh ăn bán trú khoảng 1.400 em. Nhu cầu có một nhà vệ sinh trường học sạch, đẹp cho các con rất cấp thiết. Chung tay cùng nhà trường, Hội Cha mẹ HS đã góp công, góp của sửa chữa, nâng cấp công trình phụ của trường trở thành “Nhà vệ sinh thân thiện”.

Hiện xung quanh khu vệ sinh ở Trường Tiểu học Phan Thiết đượcđổ bê tông cao ráo. Phía tường ngoài được lắp các bồn rửa tay, có gắn hộp đựng nước rửa tay. Mặt tường ngoài được trang trí những chậu cây cảnh làm cho không gian trở nên thân thiện. Toàn bộ nền được lát gạch chống trơn an toàn.

Còn tại Trường Tiểu học Thị trấn Na Hang (huyện Na Hang), HS được học trong trường mới xây khang trang với tổng số vốn đầu tư trên 11,5 tỷ đồng. Trường mới nên nhà vệ sinh cũng được đầu tư hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của GV và hơn 600 HS. Tại hai điểm trường lẻ là phân hiệu Nà Mỏ và phân hiệu Ngòi Nẻ đều có nhà vệ sinh kiên cố sạch sẽ. Chị Lê Thị Lan – Hiệu trưởng – cho biết thời gian tới cô trò sẽ “xanh hóa” các khu nhà vệ sinh bằng cách treo thêm cây xanh, đặt các bồn hoa khu vực nhà vệ sinh. “Quan trọng nhất là giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung của mỗi HS. Hàng ngày các GV, nhân viên vệ sinh đều nhắc nhở, chỉ dẫn HS để nhà vệ sinh trường luôn sạch đẹp” – chị Lê Thị Lan chia sẻ.

Công trình vệ sinh Trường TH và THCS Thanh Phát (Sơn Dương, Tuyên Quang) mới xây xong do UBND huyện Sơn Dương đầu tư
Công trình vệ sinh Trường TH và THCS Thanh Phát (Sơn Dương, Tuyên Quang) mới xây xong do UBND huyện Sơn Dương đầu tư

Vẫn còn nhà vệ sinh chưa đúng quy định

Hiện đa số các trường mầm non trên địa bản tỉnh Tuyên Quang cónhàvệsinhxây dựng khép kín với phòng sinh hoạt và phòng ngủ, liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát; đảm bảo về diện tích; có vách ngăn cao giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu; khu vực rửa tay của trẻ được bố trí riêng đảm bảo tiêu chuẩn từ 8 - 10 trẻ/chậu rửa; trang bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn có trường chưa bố trí được công trình vệ sinh đúng theo quy định.

Còn với trường tiểu học, trường liên cấp TH-THCS, đa số các nhà vệ sinh đều bố trí bên ngoài khối phòng học đáp ứng yêu cầu sử dụng của GV và HS, bảođảm vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay một số trường học chưa có phòng vệ sinh cho HS khuyết tật sử dụng. Đa số các đơn vị đã có phòng vệ sinh cho GV, cán bộ nhân viên và được bố trí nam nữ riêng biệt, tách biệt với HS. Tuy nhiên cá biệt vẫn có nhiều điểm trường khu nhà vệ sinh vẫn còn tạm bợ, chưa đúng tiêu chuẩn và chưa phân chia khu nam/nữ.

Tuyên Quang có 149 trường mầm non, 144 trường tiểu học, 157 trường THCS, 30 trường THPT, 100% trường mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phân công các hoạt động trực nhật, vệ sinh trường lớp và các công trình vệ sinh, khuôn viên trường học. Con sốnày ở bậc THCS là 98,09% vàbậc THPT là 83,33%. 

Tại các trường trung học, khu vệ sinh được bố trí hợp lý, đáp ứng yêu cầu sử dụng của GV và HS, bảo đảm vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường. Thiết kế bảođảm diện tích. Ông Ma Văn Hiếu – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang - chia sẻ: “Với thực trạng nhà vệ sinh trường học hiện nay, Sở GD&ĐT Tuyên Quang đã đề xuất các cấp có thẩm quyền đầu tư kinh phí xây dựng mới nhà vệ sinh đối với các đơn vị trường học chưa có đủ số lượng nhà vệ sinh theo quy định. Đặc biệt khuyến khích các nhà trường vận động, sáng tạo trong công tác xã hội hóa, kêu gọi sự ủng hộ của cha mẹ HS chung tay để HS mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Mạnh tay đầu tư nhà vệ sinh trường học

Lắng nghe đề xuất từ ngành Giáo dục, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, từ đầu tháng 8/2018, UBND huyện Sơn Dương hỗ trợ gần 1,7 tỷ đồng để các xã, thị trấn kết hợp nguồn kinh phí xã hội hóa xây dựng 44 công trình vệ sinh GV, 20 công trình vệ sinh HS và 5 công trình nước sạch. Đây là tin vui với các trường học trên địa bàn huyện, khắc phục tình trạng thiếu công trình vệ sinh, công trình nước sạch tại các điểm trường trung tâm.

Tính đến ngày 20/10/2018, các nhà trường ở huyện Sơn Dương đã có thêm 8 công trình vệ sinh GV và công trình vệ sinh HS được đưa vào sử dụng, 5 công trình nước sạch đã hoàn thành. Bên cạnh đó, 23 công trình vệ sinh cho GV và HS vẫn đang được gấp rút thi công… Một số địa phương có số công trình cần xây dựng nhiều nhưng đã chủ động, tích cực huy động nhân dân chung tay giúp đỡ.

Như vậy, được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư, tháo gỡ khó khăn về kinh phí, cùng với việc huy động xã hội hóa trong nhân dân, ngành Giáo dục Tuyên Quang sẽ có nguồn lực mạnh mẽ để xây dựng các công trình vệ sinh trường học đạt chuẩn, an toàn, thân thiện, bảo đảm sức khỏe cho HS mỗi ngày đến lớp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tự tin đón nhận những đổi mới giáo dục trong thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.