Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

GD&TĐ - Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giúp nâng cao chất lượng đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giúp nâng cao chất lượng đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam

Đề án nhằm tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

Cụ thể, mục tiêu của đề án giai đoạn 2019 – 2020, có 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo quy định quy tắc ứng xử do Bộ LĐ-TB&XH ban hành, phù hợp với điều kiện và đặc trưng vùng miền của mỗi nhà trường; 90% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Giai đoạn 2021 – 2025, có100% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng; Có ít nhất 95% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và có năng lực tốt trong tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; 95% cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.

Để đạt mục tiêu trên, đề án đặt mục tiêu tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền về văn hóa ứng xử dành cho cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: Xây dựng tuyến các bài viết, phóng sự tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử trong trường học; Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm về chủ đề văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên các báo điện tử, truyền hình.

Xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo khung quy định chung đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bộ quy tắc ứng xử trong trường học quy định cụ thể những việc nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử của các chủ thể trong nhà trường thể hiện thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử. Bộ quy tắc ứng xử phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp đối với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và văn hóa đặc trưng của các vùng miền.

Bộ LĐ-TB&XH giao Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là cơ quan thường trực, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH thực hiện Đề; Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch; phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính tham mưu việc xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch hàng năm; Ban hành Bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo khung quy tắc chung đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ