Đây là “kim chỉ nam”, động lực để các thành phố phấn đấu trở thành thành phố học tập.
Chia sẻ của GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Hải Dương là thành phố đầu tiên tham gia đăng ký vào Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO. Nếu Việt Nam xây dựng thành phố học tập thì không thể quá khác xa với tiêu chí của UNESCO, vì nếu khác thì không thể hội nhập. Thành phố Hồ Chí Minhđã tuyên bố sẽ xây dựng thành phố học tập với bộ tiêu chí được xây dựng riêng.Thành phố Đà Nẵng, Cửa Lò, Vinh – Nghệ An, Sa Đéc của Đồng Tháp đã đăng ký xin tham gia Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu.
Tiêu chí xây dựng thành phố học tập của UNESCO hướng tới xây dựng năng lực và phẩm chất, đặc biệt gắn với cách mạng 4.0, chuyển đổi số, xây dựng quốc gia chuyển đổi số. Muốn tham gia Mạng lưới phải xây dựng cho được các “công dân học tập” trong các thành phố. Công dân học tập này gắn với tiêu chí về công dân số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và các doanh nghiệp số. Người dân có thể sử dụng tốt các công cụ điện tử: Thương mại điện tử; An ninh mạng và các quy định pháp lý trên mạng.
Chia sẻ quan điểm phải đưa ra một tiêu chí thành phố học tập chung, phù hợp với Việt Nam, lấy đó làm chuẩn cho cả nước thực hiện, Ông Lê Quốc Tiến – Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết: Bộ GD&ĐT cần đứng ra chủ trì, tổng hợp kinh nghiệm, thu thập báo cáo, tổ chức hội nghị để các địa phương cùng trao đổi và học tập.
TS Trương Tiến Tùng – Ủy viên Tiểu ban GDTX cho rằng: Trong xã hội hiện nay, độ tuổi đi học tăng lên, nhiều người cao tuổi đi học, cần gì học nấy. Xã phường học tập hay quận huyện học tập và thành phố học tập, suy cho cùng đều phải đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ nhận thức, tay nghề của người dân, giúp họ có việc làm và tạo thu nhập tốt. Đây chính là học tập liên tục và suốt đời. Đặc biệt, trong Cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0, cả nước đang đẩy mạnh chuyển đổi số. Muốn có Chính phủ điện tử song nếu không có công dân điện tử, Chính phủ điện tử cũng “bỏ hoang”. Do vậy, cần xây dựng công dân điện tử để có thể sử dụng những dịch vụ công được đầu tư rất lớn mà Nhà nước đã bỏ ra.
GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, việc xây dựng tiêu chí cần tận dung các tiêu chí đã có. UNESCO vẫn đưa ra các mục tiêu: Tăng trưởng kinh tế; Bình đẳng xã hội; Văn hoá và môi trường. Xoay quanh 6 trụ cột, người dân phải được bảo đảm tiếp cận từ giáo dục cơ sở đến giáo dục đại học, toàn dân được học, phục hồi học tập tại nhà và phát triển học tập tại cơ quan; ai cũng nắm được công nghệ học tập. Điều này cần có một sự đầu tư nguồn lực rất lớn. Phải đạt tiêu chí của Việt Nam sau đó mới đạt tiêu chí quốc tế. Người đứng đầu địa phương phải cam kết thực hiện và huy động nguồn lực để thực hiện các tiêu chí…