Xây dựng mạng lưới thực hành thường xuyên cho sinh viên ngành công tác xã hội

GD&TĐ - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo “Xây dựng mạng lưới thực hành thường xuyên cho sinh viên ngành Công tác xã hội”. Hội thảo nhận được sự quan tâm và tham dự của các trường ĐH, CĐ có đào tạo ngành Công tác xã hội như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Học viện Phụ nữ, CĐ Sư phạm Trung ương… và đông đảo các cơ sở thực hành trên địa bàn TP Hà Nội.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trường, Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của thực hành thường xuyên, câu chuyện giữa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 cũng như những rào cản đặt ra với sinh viên ngành Công tác xã hội (CTXH) sau khi tốt nghiệp và mong muốn Hội thảo sẽ đưa ra nhiều giải pháp hữu ích trong việc nâng cao hiệu quả của thực hành thường xuyên cho sinh viên ngành CTXH tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cũng như các cơ sở đào tạo khác trên cả nước.

Đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo
Đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo

Tại Hội thảo, đã có rất nhiều tham luận tâm huyết, có giá trị về vai trò của thực hành thường xuyên trong CTXH, những thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội, thách thức với sinh viên, cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành trong quá trình tổ chức thực hành thường xuyên cho sinh viên ngành CTXH.

Qua đó, các đại biểu cũng đưa ra rất nhiều đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành thường xuyên cho sinh viên ngành CTXH trong thời gian tới.

Tại Hội thảo, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết thoả thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thực hành thường xuyên cho sinh viên ngành CTXH với 12 cơ sở thực hành.
Tại Hội thảo, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết thoả thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thực hành thường xuyên cho sinh viên ngành CTXH với 12 cơ sở thực hành. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.