Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học
Việc xây dựng chuyên đề dạy học thực hiện theo quy trình như sau:
Xác định tên chuyên đề
Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa của môn học, giáo viên xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học đơn môn.
Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng.
Xây dựng nội dung chuyên đề
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề.
Lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học.
Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học
Việc thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát.
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo phương pháp dạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó.
Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập.
Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.
Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề dạy học.
Xây dựng chuyên đề dạy học “Tuần hoàn máu”
Xây dựng chuyên đề dạy học “Tuần hoàn máu” Sinh học 11, giáo viên cần chuẩn bị: thiết bị dạy học (máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint, máy vi tính, sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản, Giấy A0, bút dạ, bảng pooc nhỏ); chuẩn bị giáo án; chuẩn bị thiết bị dạy học và học liệu các câu hỏi, hình ảnh có liên quan tới bài dạy. Giáo viên đưa ra một số câu hỏi tình huống; phiếu học tập số 1 và số 2.
Học sinh chuẩn bị hệ thống kiến thức mà giáo viên yêu cầu theo nhiệm vụ được giao về nhà; vở ghi bài, SGK, dụng cụ học tập.
Dự kiến thực hiện chủ đề như sau:
Tiết 1: I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
II. Các dạng hệ tuần hoàn
Tiết 2: III. Hoạt động của tim
IV. Hoạt động của hệ mạch
Xem chi tiết chuyên đề TẠI ĐÂY