Xây dựng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi phù hợp với Việt Nam

GD&TĐ - Ngày 25/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì Hội thảo khoa học “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi”. Các chuyên gia đã có nhiều ý kiến xây dựng bộ chuẩn đảm bảo phù hợp với Việt Nam.

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.

Tham dự có PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ GD&ĐT, đại diện các Sở GD&ĐT, trường ĐH, CĐ có đào tạo ngành học mầm non và chuyên gia về lĩnh vực này, cùng một số trường mầm non tiêu biểu đại diện cho các vùng miền trên cả nước.

Theo bà Lưu Bích Ngọc – Chánh Văn phòng Hội đồng quốc gia GD và phát triển nguồn nhân lực: Lứa tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của mỗi con người, là“giai đoạn tuổi vàng”, “cửa sổ của cáccơ hội” để có thể giáo dục, khai mở khả năng còn tiềm ẩn của bộ não trẻ.

Việc chăm sóc và giáo dục phù hợp, đầy đủ, toàn diện cho trẻ mầm non là nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao chất lượng nòi giống, nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Việc tổ chức Hội thảo khoa học về ‘Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi’ là rất cần thiết.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu chỉ đạo
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu chỉ đạo 

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh: Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước thì sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng cũng thay đổi. Sau 10 năm thực hiện, Bộ chuẩn phát triển trẻ em cần định kỳ điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của trẻ em trên toàn lãnh thổ, đồng thời là căn cứ để xây dựng Chương trình GDMN mới.

Vụ GDMN có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch triển khai điều chỉnh/ban hành mới Bộ Chuẩn Phát triển trẻ em 5 tuổi (PTTENT). Thành lập nhóm chuyên gia bao gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, quản lý và cơ sở GDMN. Tham khảo kinh nghiệm một số nước về xây dựng Chuẩn phát triển trẻ em, đảm bảo phản ánh đầy đủ năng lực và sự phát triển toàn diện của trẻ 5 tuổi. 

Tham luận của các đại biểu
Tham luận của các đại biểu

Nghiên cứu, xem xét, đề xuất điều chỉnh hoặc ban hành mới Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, đảm bảo các yêu cầu: Điều chỉnh Mục đích ban hành Bộ chuẩn là căn cứ/cơ sở để xây dựng Chương trình GDMN và kết quả/chuẩn đầu ra cho cấp học MN phù hợp với sự phát triển kinh tế - khoa học kỹ thuật - công nghệ và mong đợi về trẻ 5 tuổi Việt Nam với những năng lực, phẩm chất của những công dân trong tương lai.

Điều chỉnh nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ phù hợp với sự phát triển của trẻ trong xã hội hiện đại, thể hiện được mục tiêu của GDMN Việt Nam, phù hợp với những mong muốn của quốc gia về những gì trẻ 5 tuổi nên biết và có thể làm. Trong đó , xác định các giá trị mong đợi của trẻ, có thể bổ sung các chỉ số về: khả năng thích ứng, sự sáng tạo, khả năng tổ chức thực hiện công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, tính tự tin và tự trọng.

Cần xây dựng bộ công cụ đánh giá tính xác thực về nội dung Bộ chuẩn, tiến hành đo trên trẻ thuộc các thành phần, vùng miền khác nhau để đánh giá về mức độ đạt chuẩn để điều chỉnh, bổ sung các chỉ số mới phù hợp với bối cảnh giáo dục hiện nay. Tổ chức thử nghiệm, đánh giá tính xác thực về độ tuổi của Bộ chuẩn và tổ chức các cuộc họp, hội thảo xin ý kiến của các nhà khoa học, các địa phương và thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đặt ra.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng đề nghị các chuyên gia, các nhà khoa học các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế chung tay hỗ trợ về chuyên gia, kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác... để Bộ GDĐT từng bước xây dựng Bộ Chuẩn PTTE 5 tuổi nói riêng và trẻ em MN nói chung đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ em hiện nay của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến quý báu và tâm huyết, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, đặc biệt trong việc xây dựng Chuẩn đầu ra 5 tuổi cho cấp học MN sau năm 2020 cũng như hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý hoạch định chính sách giáo dục trong bối cảnh phát triển trẻ thơ ở Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.