Xác định danh tính chủ hữu các lô đất trong vụ "cò đất" tranh nhau chốt lô ở Quảng Trị

GD&TĐ - Cơ quan chức năng ở Quảng Trị đã xác định được chủ sở hữu 3 lô đất trong clip tranh nhau chốt đất gây rầm rộ mạng xã hội. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ các lô đất này đã chuyển nhượng tiếp cho người khác hay chưa.

Những người có mặt trong clip đa số đến từ địa phương khác và được nhận định là cò đất (ảnh cắt từ clip).
Những người có mặt trong clip đa số đến từ địa phương khác và được nhận định là cò đất (ảnh cắt từ clip).
Theo lãnh đạo UBND xã Triệu Ái (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) cho biết, liên quan đến clip "cò đất" tranh nhau chốt lô tại khu đất có diện tích hơn 1.500m2 ở nơi thưa thớt dân cư xảy ra trên địa bàn, hiện địa phương đã kiểm tra, nắm được thông tin 5 người là chủ sở hữu 3 lô đất này.
Cụ thể, ông Ng.Đ.H. (SN 1981) và bà Tr.Th.M.Ngh. (SN 1988, cùng trú xã Điền Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là chủ lô đất diện tích 524m2; bà B.T.L. (SN 1963, trú khu phố 6, phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) là chủ lô đất 440m2; ông V.C.D. (SN 1974) và bà C.T.T.T. (SN 1974, cùng trú xã Điền Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là chủ lô đất 588m2.
"Theo hồ sơ đến nay thu thập được thì 3 lô đất thuộc sở hữu của những người nêu trên, còn thực tế chưa rõ họ đã chuyển nhượng cho người khác hay chưa. Vì vậy, chính quyền xã đang phối hợp cơ quan chức năng tiếp tục xác minh", vị lãnh đạo này nói.
Liên quan đến vụ việc này, Công an huyện Triệu Phong cho biết, vẫn đang xác minh quá trình chuyển nhượng 3 lô đất trên xem đến nay do ai là người thực sự sở hữu, cùng với đó là xác minh, làm rõ những người có mặt trong clip để mời về làm việc.
Trước đó, ngày 6/3, mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh hàng chục người tụ tập trên con đường bê tông nhỏ, ở cạnh một khu đất trống được san nền, cắm mốc để giao dịch, mua bán đất gây mất an ninh trật tự.
Xung quanh khu đất này là rừng tràm, lăng mộ và chỉ có thưa thớt vài nhà dân sinh sống. Xuất hiện trong clip, có giọng một nam môi giới đọc to: “A lô, lô số 479…” rồi ngừng lại để chờ người chốt.
Khung cảnh rất khẩn trương và nhộn nhịp. Ô tô, xe máy đậu kín đường, kẻ lui người tới tấp nập. Chỉ trong thời gian ngắn, toàn bộ 12 lô đất đã được chốt với giá cao nhất là 790 triệu đồng/lô và thấp nhất là 650 triệu đồng/lô.
Sau khi sự việc xảy ra, trưa 11/3, ông Phan Văn Linh – Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong đã chủ trì cuộc họp khẩn để có chỉ đạo các cơ quan, địa phương liên quan nhanh chóng vào cuộc làm rõ, với quan điểm nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm.
Ông Linh cho hay, theo xác minh, những người có mặt trong clip đa số đến từ địa phương khác, ban đầu nhận định là cò đất.
12 lô đất bị tự ý cắm cọc phân lô nằm trong 3 lô đất được cấp sổ đỏ vào năm 1999 cho một hộ dân tại thôn Hà Xá và đã bán cho những người khác. Con đường đi qua khu đất này là đường bê tông, sau đó chưa rõ ai đã đổ thêm một phần, mỗi bên khoảng 0,5m, và dựng thêm vài cột đèn nhưng không có điện.
Ông Linh còn cho biết, khu vực được "chốt đất" gây bão mạng trên chưa có nước sạch, chưa được quy hoạch điểm dân cư. Do vậy, việc một đơn vị hay cá nhân nào đó tự ý cắm cọc, phân lô là sai quy định. Hiện cơ quan chức năng đã nhổ toàn bộ số cọc phân lô ở khu vực này.
Được biết, trước tình trạng "sốt đất" diễn ra thời gian dài trên địa bàn, mới đây UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các địa phương tăng cường quản lý, giám sát, tuyên truyền vận động và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.

Inter Miami được cho là chuẩn bị gia hạn hợp đồng với Messi.

Inter Miami chuẩn bị chốt tương lai Messi

GD&TĐ - Theo nhiều nguồn tin, Messi và Inter Miami đã hoàn tất các điều khoản gia hạn, với thời hạn ít nhất một năm kèm tùy chọn kéo dài thêm một mùa.