World Wide Web 30 tuổi: Ác mộng thời công nghệ?

GD&TĐ - Vào tháng này 30 năm trước, nhà vật lý người Anh trẻ tuổi Tim Berners-Lee (gọi tắt là TimBL) làm trong phòng thí nghiệm gần Geneva đã phát minh ra hệ thống cho phép các nhà khoa học chia sẻ thông tin nhanh chóng, mà không ngờ rằng nó sẽ thay đổi cuộc sống của toàn nhân loại.  

Phòng thí nghiệm vật lý của châu Âu CERN, nằm gần Geneva, nơi Tim Berners-Lee đã phát minh ra World Wide Web 30 năm trước.
Phòng thí nghiệm vật lý của châu Âu CERN, nằm gần Geneva, nơi Tim Berners-Lee đã phát minh ra World Wide Web 30 năm trước.

Thế nhưng 30 năm sau khi phát minh ra World Wide Web (www), hay còn được biết đến là mạng Internet, ông cảnh báo lại rằng sáng tạo này đã bị “kẻ gian chiếm đoạt” và đang tiến dần tới sự hủy diệt.

Văn phòng cũ của TimBL tại phòng thí nghiệm vật lý CERN của châu Âu giờ trông không khác gì những văn phòng khác nằm dọc hành lang dài không có mấy đặc trưng trong khu phức hợp mở rộng.

Dấu hiệu duy nhất cho thấy lịch sử đã được hình thành tại đây là tấm bia kỷ niệm nhỏ và một trang giấy từ thư mục cũ của CERN được treo trên cửa với ý đùa vui, ghi chữ “Tạm thời không có mặt tại văn phòng!” bên cạnh tên của nhà phát minh.

“Tim làm việc rất nhiều. Đèn luôn sáng trong văn phòng của anh ấy” - kỹ thuật viên Francois Fluckiger, người phụ trách đội ngũ web sau khi Berners-Lee rời khỏi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 1994.

TimBL chịu trách nhiệm về thư mục nội bộ của CERN nhưng ông quan tâm đến các phương pháp cho phép hàng ngàn nhà khoa học trên toàn cầu hợp tác với phòng thí nghiệm chia sẻ công việc của họ dễ dàng hơn. Tầm nhìn của ông về một hệ thống quản lý thông tin phi tập trung đã đem tới sự ra đời của web.

Các hình thức nguyên thủy của Internet - mạng liên kết các máy tính lại với nhau đã tồn tại từ trước nhưng chỉ đến khi www xuất hiện các trang web mới có thể được thu thập và truy cập thông qua trình duyệt. “Ngay từ rất sớm chúng tôi đã có cảm giác rằng lịch sử đang được hình thành” - Fluckiger trao đổi.

Ông Fluckiger, đã nghỉ hưu, ca ngợi web là 1 trong 3 phát minh lớn của thế kỷ 20 đem đến xã hội kỹ thuật số (2 phát minh còn lại là Giao thức

Internet (IP) và thuật toán tìm kiếm của Google). Nhưng ông cũng than thở về mặt tối của Internet, bao gồm các hiện tượng “bắt nạt trực tuyến, tin giả, rối loạn phân ly tập thể” đang xảy ra đầy rẫy trên mạng cùng với các mối đe dọa đến quyền riêng tư. “Chúng ta phải tự hỏi lại xem chúng ta có phải đã tạo ra một con quái vật không thể kiểm soát không?” – Fluckiger đặt nghi vấn.

Berners-Lee đã phát động chiến dịch “cứu web” của riêng mình. Tại Hội nghị Web ở

Lisbon vào tháng 11/2018, ông kêu gọi một “Hợp đồng cho Web” mới, dựa trên quyền truy cập cho tất cả và quyền riêng tư cơ bản và nhiều điều khác.

“Web đã bị sử dụng bởi lũ lừa đảo và phá hoại làm công cụ thao túng mọi người trên khắp thế giới” - ông Lee cảnh báo trên tờ New York Times vào tháng 12/2018 và trích dẫn các mối đe dọa từ web đen, tội phạm mạng, tin giả và các vụ ăn trộm dữ liệu cá nhân.

Vào tháng 1, “cha đẻ của web” thúc giục các đối tượng ưu tú trên thế giới có mặt ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos tham gia cuộc chiến chống sự phân cực của các cuộc tranh luận trực tuyến. Người đứng đầu Liên Hợp Quốc, ông

Antonio Guterres bày tỏ đồng quan ngại về hướng đi của web ngày nay. Ông cảnh báo về tác động của web và kêu gọi tạo ra cơ chế mềm kìm hãm các quốc gia sử dụng công nghệ này để vi phạm nhân quyền.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ