Vững tâm, tin tưởng vào đổi mới giáo dục

GD&TĐ - Trước phản ánh dư luận về sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có một số nội dung chưa phù hợp với học sinh lớp 1, nội dung chương trình nặng, Bộ GD&ĐT đã lắng nghe và nghiêm túc tiếp thu. Các chuyên gia ghi nhận tinh thần cầu thị của Bộ GD&ĐT, đồng thời nhấn mạnh: Giáo viên, phụ huynh cần vững tâm, tin tưởng vào đổi mới giáo dục.

Học sinh Trường Tiểu học Đông La (Đông Hưng, Thái Bình) trong giờ học Tiếng Việt theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: TG
Học sinh Trường Tiểu học Đông La (Đông Hưng, Thái Bình) trong giờ học Tiếng Việt theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: TG

Không nên “tát nước theo mưa”

Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho biết chưa nhận được ý kiến phản ánh của cử tri về sách giáo khoa mới với lớp 1, trong đó có môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, đại biểu cũng nắm được những thông tin dư luận phản ánh sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. Theo đại biểu, những ý kiến đóng góp cần được ghi nhận và trân trọng. Nhưng việc góp ý nên theo hướng xây dựng, không nên “tát nước theo mưa”, “phá đám”, xóa bỏ toàn bộ công sức, trí tuệ của người được góp ý. Cách góp ý như vậy, không chỉ thiếu tinh thần trách nhiệm, mà vô hình trung làm lây lan những suy nghĩ tiêu cực trong cộng đồng xã hội.

Trước những ồn ào về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều, việc Bộ GD&ĐT tiếp thu, lắng nghe trên tinh thần cầu thị là cần thiết. Trên cơ sở đó, Bộ đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 rà soát lại toàn bộ nội dung sách và những vấn đề báo chí nêu. Đây là động thái tích cực, rất đáng hoan nghênh và cần rút kinh nghiệm cho các bộ sách giáo khoa của lớp 2 và lớp 6 trong năm học tới.

Tin tưởng vào quy trình thẩm định sách giáo khoa, đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai cho rằng: Để đánh giá, nhận xét về sách giáo khoa, ít nhất phải sau 1 năm học. Khi đó mới có cơ sở thực tiễn để sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. “Nhìn chung, các bộ sách đều hay, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Học sinh được thực hành nhiều, gắn với thực tế. Hơn nữa, giáo viên cần xác định, sách giáo khoa chỉ là tài liệu dạy học, còn chương trình mới là pháp lệnh.

Vì thế, giáo viên có thể sử dụng nhiều nguồn tài liệu, thậm chí kết hợp linh hoạt 5 bộ sách giáo khoa đã được Hội đồng phê duyệt để dạy – học. Mục đích cuối cùng là giúp học sinh đạt được các yêu cầu về mặt kiến thức và kỹ năng ứng với mỗi bài học. Hiểu được điều này, giáo viên không bị lúng túng hoặc khó khăn trong quá trình dạy – học” - đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai, thực tế cho thấy, nhiều giáo viên vẫn  phụ thuộc vào sách giáo khoa, coi sách giáo khoa là pháp lệnh, nên trong quá trình dạy – học họ không thoát ly được nội dung, kiến thức và các ngữ liệu được đề cập trong sách. Vì thế, cần tập huấn cho đội ngũ giáo viên kỹ hơn nữa về cách sử dụng sách giáo giáo khoa vào bài giảng và đổi mới phương pháp dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Giáo viên cần chủ động, linh hoạt đổi mới, sáng tạo trong dạy – học. Ảnh TG
Giáo viên cần chủ động, linh hoạt đổi mới, sáng tạo trong dạy – học. Ảnh TG 

Vững tâm và tin tưởng

Theo PGS.TS Trần Thị Tâm Đan – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ở thời điểm này, việc Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến và yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 rà soát lại những vấn đề báo chí nêu là cần thiết. Qua đó thể hiện tinh thần cầu thị của lãnh đạo Bộ. Bộ cần có quan điểm, lập trường, những gì đúng thì quyết tâm thực hiện, còn nếu có thiếu sót nghiêm túc tiếp thu để điều chỉnh cho phù hợp.

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Tác giả viết sách cũng có quan điểm riêng. Khi các ngữ liệu được đưa vào sách giáo khoa chắc chắn được chắt lọc và có nguyên tắc của nó. Trước hết, ngữ liệu phải đáp ứng yêu cầu mục đích bài học và giáo dục học sinh những điều tốt đẹp. Tất nhiên, trong thực tiễn giảng dạy, nếu phát hiện nhược điểm có thể điều chỉnh, để phù hợp với hơn.

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội nêu quan điểm: Những gì là “sạn” cần tiếp thu, điểu chỉnh, hoàn thiện cho tốt hơn. “Lãnh đạo Bộ khẳng định, sẵn sàng tiếp thu trên tinh thần cầu thị. Bằng chứng là, Bộ sẽ chỉ đạo đơn vị chức năng, và yêu cầu phải rà soát, giải trình và tiếp thu. Nếu điểm nào chưa phù hợp sẽ phải hoàn thiện để sách giáo khoa càng ngày càng tốt hơn. Tới đây, Bộ GD&ĐT còn mở rộng thêm các kênh góp ý, phản biện nội dung các bộ sách giáo khoa mới” – TS Nguyễn Tùng Lâm viện dẫn.

TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết, thực tế cho thấy, nhiều giáo viên lớp 1 bắt nhịp rất tốt với Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Họ cầu thị và chủ động đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời có nhiều sáng tạo trong giảng dạy. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều giáo viên vẫn chưa quen với việc, coi sách giáo khoa là phương tiện dạy học, không phải là pháp lệnh. Một số giáo viên vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa. “Tôi cho rằng, cần làm tốt hơn nữa khâu tập huấn cho đội ngũ giáo viên, đồng thời hướng dẫn phụ huynh phối hợp với giáo viên để hướng dẫn các con trong học tập” – TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Tôi mong đội ngũ giáo viên, phụ huynh cần vững tâm, tin tưởng vào đổi mới giáo dục lần này. Từ  đó, góp sức lực, trí tuệ cùng với toàn ngành Giáo dục quyết tâm đổi mới GD - ĐT. - PGS.TS Trần Thị Tâm Đan

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.