Dạy học môn tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ Giáo dục

GD&TĐ - Tại Hội thảo "Giải pháp Công nghệ giáo dục bậc Tiểu học" được tổ chức tại Hà Nội vừa qua, Tiến sỹ Ngô Hiền Tuyên – Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) đã chia sẻ phương pháp dạy học môn tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ Giáo dục.

Giờ học tiếng Việt theo Công nghệ Giáo dục tại Trường tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội
Giờ học tiếng Việt theo Công nghệ Giáo dục tại Trường tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội

Học cái gì là làm ra cái đó

Bản chất việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục là dạy khái niệm khoa học. Thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát triển năng lực tối ưu của từng cá nhân: khả năng phân tích, tổng hợp, mô hình hóa. Học sinh học mônTiếng Việt Công nghệ giáo dục là học cách làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét- đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình

Theo TS Ngô Hiền Tuyên, mục tiêu của dạy học môn tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ Giáo dục là giúp các em học sinh đọc thông viết thạo, học đâu chắc đấy. Nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.

Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của từng cá nhân học sinh.

Cách học cái gì là làm ra cái đó trong nhà trường. Quá trình học là quá trình nhà giáo dục tổ chức cho trẻ em thực hiện quá trình tự giáo dục. Việc học có thực hiện được hay không là do phương pháp giáo dục của nhà trường.

Ví dụ ở phần học “Tách lời thành tiếng” trong bài học về “Tiếng”, giáo viên có thể đưa ra câu thơ:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Để giúp học sinh có được những kỹ năng trên, giáo viên có thể làm theo cách sau: Nói: to – nhỏ - mấp máy môi – thầm hoặc phân tích bằng mô hình.

Giáo viên cũng có thể tách tiếng thành 2 phần rồi phân tích bằng phát âm SEN và CHEN

Hay như với bài học về vần, từ 2 phần của tiếng, có mẫu giáo viên phân tích vật liệu bằng phát âm. Mô hình hóa - ghi lại – đọc lại luyện tập với nhiều vật liệu khác.

Cách học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục

Tiến sỹ Tuyên - cho biết: Bản chất việc học là làm ra khái niệm. Phân tích được mối quan hệ bản chất, bên trong của khái niệm. Đồng thời mô hình hoá được quan hệ này ở dạng tổng quát và cụ thể hóa khái niệm qua luyện tập sử dụng.

Thao tác hình thành khái niệm gồm: Phân tích, cụ thể hóa. Thao tác này là luyện tập thành kỹ năng. Học sinh có một công cụ và có thể tự học lấy các kiến thức khác trong phạm vi của khái niệm vừa hình thành.

Những điều cần biết đối với phụ huynh

Nên khuyến khích con tự học.

Nên khen con thường xuyên.

Nên kiên nhẫn, biết đợi và biết lắng nghe những điều con nói.

Nên kiểm soát việc học của con bằng cách đặt câu hỏi.

Không nên dạy con học trước.

Không nên chê con khi con chưa làm được.

Không nên nóng giận và áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ.

Không nên tạo áp lực về điểm số, thành tích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ