Vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên đánh dấu một kỷ nguyên mới

GD&TĐ - Ngày 16/7/1945, tại bang New Mexico (Mỹ), vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới đã diễn ra tại bãi thử Alamogordo. Nhà sử học quân sự Nga Nikita Buranov đã nói với hãng tin Izvestia về ý nghĩa của sự kiện này đối với lịch sử thế giới.

Bom hạt nhân.
Bom hạt nhân.

Theo ông Nikita Buranov, vụ thử trên cho thấy sự đột phá của kỹ thuật Mỹ và nói không ngoa, ở đó có những bộ óc xuất sắc nhất thời bấy giờ.

Ông Buranov nhắc lại cách vũ khí hạt nhân được sử dụng ở Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản: Đánh bom vào những thành phố yên bình không có cơ sở quân sự. Đây là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới. 3 nước Mỹ, Liên Xô và Đức đã tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang và nước Anh cũng có dự án riêng. Người Đức đã bỏ cuộc nhưng kỷ nguyên nguyên tử đã bắt đầu.

Nhà sử học lưu ý rằng, Mỹ hiểu rõ mình có một sức mạnh khổng lồ như thế nào. Quân đội Liên Xô vào thời điểm đó là mạnh nhất theo quy ước, nhưng không phải bây giờ Mỹ mới có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, nhờ tài ngoại giao và lãnh đạo Liên Xô, nước này đã có cơ hội san bằng cơ hội với Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang.

Các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân ở Mỹ được gọi là “Trinity” diễn ra vào năm 1945. Một quả bom plutonium đã được đưa ra thử nghiệm và được coi là sự khởi đầu của kỷ nguyên hạt nhân.

Sau đó, ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử “Baby” của Mỹ được thả xuống Hiroshima của Nhật Bản. Theo nhiều ước tính khác nhau, vào ngày đầu tiên sau vụ nổ, đã có từ 70 đến 100 nghìn người chết và đến cuối năm 1945, số nạn nhân đã tăng lên 140 nghìn.

3 ngày sau, một quả bom khác là “Fat Man” được thả xuống Nagasaki. Sức mạnh của nó đã làm khoảng 74.000 thiệt mạng.

Theo Izvestia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.