Theo dữ liệu của NASA, vào tháng 12/2018, một thiên thạch khổng lồ đã nổ và bốc cháy trong khí quyển Trái đất. Đây là vụ nổ thiên thạch lớn nhất kể từ khi xảy ra vụ nổ thiên thạch trên bầu trời Chelyabinsk (Nga) 6 năm về trước;
Đồng thời là vụ nổ lớn thứ hai trong vòng 30 năm trở lại đây. Tuy nhiên cho đến thời gian gần đây, vụ nổ thiên thạch này không được biết đến, bởi nó diễn ra trên biển Bering, không xa Kamchatka (Nga).
Vụ nổ thiên thạch nói trên đã giải phóng ra lượng năng lượng lớn gấp 10 lần vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945. Những thiên thạch lớn như vậy chỉ bay vào khí quyển Trái đất 2 - 3 lần trong thời gian 100 năm.
Ngày 18/3/2018, một thiên thạch cực kỳ sáng đã bay vào khí quyển Trái đất với vận tốc 32 km/s. Nó phát nổ ở độ cao 25,6 km, giải phóng ra lượng năng lượng 173 kiloton.
“Vụ nổ giải phóng ra lượng năng lượng bằng khoảng 40% năng lượng vụ nổ thiên thạch ở Chelyabinsk, nhưng vì đối tượng xuất hiện trên biển Bering nên hiệu ứng không giống nhau. Bởi lẽ đó, chúng ta không biết đến vụ nổ qua các phương tiện truyền thông” - bà Kelly Fast, Giám đốc Chương trình Quan sát các vật thể gần Trái đất (Near-Earth Objects -NEO) chia sẻ.
Vào năm 2005, Quốc hội Mỹ yêu cầu NASA đến năm 2020 phải phát hiện được 90% vật thể NEO có kích thước từ 140 m trở lên. Những thiên thạch như vậy được gọi là “các vấn đề không có hộ chiếu”, bởi vì chúng sẽ tác động lên nhiều khu vực, nếu như va chạm với Trái đất.
Tuy nhiên các nhà khoa học ước tính rằng, để thực hiện được chỉ thị của Quốc hội Mỹ, NASA phải mất khoảng 30 năm.
Sự kiện thiên thạch trên biển Bering cho thấy, các vật thể lớn có thể bay vào khí quyển Trái đất mà không hề có dấu hiệu báo trước. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có các hệ thống theo dõi thiên thạch tốt hơn.