Vụ ngộ độc pate Minh Chay: WHO tài trợ khẩn cấp 10 liều thuốc giải độc tố Botulinum cho Việt Nam

Thuốc Botulism antitoxin heptavalent, giải độc tố Botulinum là loại thuốc hiếm.
Thuốc Botulism antitoxin heptavalent, giải độc tố Botulinum là loại thuốc hiếm.

Số thuốc này sẽ được vận chuyển bằng máy bay từ kho dự trữ thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva, Thụy Sĩ về Hà Nội trên chuyến bay ngày 8/9. Loại huyết thanh này sẽ được bảo quản trong điều kiện đặc biệt.

Theo PGS Giáng Hương, Bệnh viện Bạch Mai được Bộ Y tế chỉ định là đơn vị tiếp nhận số thuốc này và sẽ vận chuyển cho các đơn vị y tế khác theo nhu cầu thực tế của việc điều trị bệnh nhân.

Trước đó, sau khi có thông tin Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị 2 trường hợp bị ngộ độc do độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum, Cục Quản lý Dược đã liên hệ ngay với WHO đề nghị hỗ trợ và WHO đã khẩn trương tìm kiếm nguồn thuốc botulism antitoxin từ Thái Lan và đồng ý viện trợ điều trị hai bệnh nhân trên.

Trong thời gian vừa qua một số người dân sử dụng pate Minh Chay đã bị ngộ độc do trong thực phẩm này có chứa độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Việc nhiễm độc tố của vi khuẩn này gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn đến suy hô hấp, liệt toàn thân, phụ thuộc thở máy, nguy hiểm đến tính mạng. 

Các trường hợp nhiễm độc tố của vi khuẩn này rất hiếm gặp. Các trường hợp biến chứng nặng được chỉ định sử dụng thuốc botulism antitoxin để giải độc. Đây là một thuốc hiếm, hiện chưa có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược đang khẩn trương tổng hợp nhu cầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời Cục cũng tiếp tục liên hệ với WHO và các hiệp hội, cơ sở sản xuất để tìm nguồn cung thuốc. 

Liên quan đến vấn đề này, ngày 8/9, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum. Theo đó, những sản phẩm như thịt hộp (do đó vi khuẩn gây bệnh được gọi là vi khuẩn độc thịt) là loại thực phẩm có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản,… được sản xuất không đảm bảo và đóng gói kín (ví dụ đồ hộp, can, lon, chai, lọ, bao, túi, gói) cùng với môi trường bảo quản không đảm bảo dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố gây ngộ độc. Phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và tại các nhà hàng.

Bộ Y tế cho biết, có xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn. Trường hợp đặc biệt, độc tố botulinum có thể bị đưa vào thực phẩm với mục đích khủng bố.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.