Vụ 39 thi thể trong container: Tại sao rất nhiều nạn nhân không mặc quần áo khi xe lạnh đến âm 25 độ C?

Tại sao trong môi trường lạnh như thế, các nạn nhân lại làm hành động ngược đời là cởi hết đồ?

Vụ 39 thi thể trong container: Tại sao rất nhiều nạn nhân không mặc quần áo khi xe lạnh đến âm 25 độ C?

Sáng ngày 26/10, nguồn tin từ cảnh sát cho biết họ đã tìm thấy những "dấu tay đẫm máu" ở bên trong cánh cửa và thành container, được cho là của 39 người di cư để lại trước khi tử vong. Đó là bằng chứng nghiệt ngã về những khoảnh khắc tuyệt vọng cuối cùng của nạn nhân vì bị nhốt trong một thùng xe đông lạnh trên đường đến Anh.

Đáng chú ý, cảnh sát ghi nhận các nạn nhân khi đó mặc rất ít quần áo, thậm chí có người hoàn toàn khỏa thân, trong khi nhiệt độ của thùng xe được ước tính xuống tới âm 25 độ C để qua mặt camera tầm nhiệt tại cửa khẩu.

Nhưng điều này chẳng phải quá vô lý hay sao? Nhiệt độ lạnh như vậy mà tất cả lại cởi bỏ quần áo ư?

Thực ra, đây là một hiện tượng hết sức "ngược đời" đã được khoa học ghi nhận. Nó được gọi là Hypothermia Undressing (tạm dịch: lột quần áo khi hạ thân nhiệt).

Hiện tượng ngược đời và những giả thuyết phía sau

Nếu ai đã từng xem bộ phim Everest năm 2015, hẳn sẽ thấy trong đó có một cảnh quay rất lạ: khi nhân vật Andy bị mắc kẹt trên đỉnh núi lạnh giá và có nguy cơ sẽ chết rét, anh ta lại ... cởi hết quần áo của mình ra. Đây chính là một ví dụ của Hypothermia Undressing.

Hiện tượng này xảy ra khi thân nhiệt bị hạ xuống mức nguy hiểm (dưới 35 độ C), nạn nhân sẽ đột nhiên cởi bỏ hết tất cả quần áo của mình, trong khi thứ họ cần làm là điều hoàn toàn ngược lại. Thực tế, các đội cứu hộ trên thế giới cũng ghi nhận không ít trường hợp tương tự, khi các nạn nhân chết rét trong tình trạng không có mảnh vải che thân, hoặc mặc rất ít quần áo.

Vụ 39 thi thể trong container: Tại sao rất nhiều nạn nhân không mặc quần áo khi xe lạnh đến âm 25 độ C? - Ảnh 2.

Nạn nhân chết cóng có hiện tượng cởi hết áo quần trên người (Ảnh minh hoạ)

Ban đầu, giới cảnh sát đều xem những trường hợp qua đời như vậy là án mạng, nhưng hầu hết đều không tìm được thủ phạm. Phải đến khi các nhà khoa học ra tay, bí ẩn mới được hé mở với 2 giả thuyết phổ biến như sau:

Giả thuyết đầu tiên cho rằng hiện tượng này là hệ quả của Chứng co thắt mạch ngoại biên. Trong cái rét thấu xương, cơ thể làm co thắt các mạch máu ở tứ chi để dồn máu về thân mình, nhằm giữ cho nhiệt độ của nội tạng ở mức cao nhất có thể. Nhờ cơ chế này, các cơ quan trọng yếu như não, phổi... sẽ đỡ bị tổn thương bởi khí lạnh, và nhờ thế khả năng sống sót sẽ cao hơn.

Thế nhưng khi đến một ngưỡng cơ thể không thể chống được nữa, các thớ cơ sẽ giãn ra, khiến cho mạch máu mở lại như trạng thái ban đầu. Một lượng máu lớn lại từ thân chính đổ ra chân tay và khiến cho nạn nhân cảm thấy nóng lên đột ngột. Các chuyên gia tin rằng chính cảm giác tức thời này đã khiến các nạn nhân vùng lên cởi bỏ quần áo, và cuối cùng chết vì mất nhiệt.

Giả thuyết thứ hai liên quan não bộ, cho rằng nhiệt độ thấp đã làm rối loạn chức năng của vùng đồi dưới não - chính là trung tâm điều hòa thân nhiệt. Khi thân nhiệt hạ xuống quá thấp, khu vực đồi dưới sẽ gửi đi một tín hiệu sai lầm chết người đến toàn bộ cơ thể rằng "Ở đây đang rất nóng" – trong khi sự thực thì không phải như vậy.

Tuy nhiên, tất cả đều chỉ dừng lại ở giả thuyết, vì Hypothermia Undressing thường đi kèm với một hiện tượng khác cũng kì lạ không kém: Nạn nhân tự vùi mình xuống nền tuyết hoặc chui vào những nơi hẹp như gầm ô tô, trong các khe đá nhỏ. Các trường hợp chết trong nhà thì trốn vào sau tủ quần áo, dưới hộc bàn...

Chưa có một kết luận nào là hoàn toàn xác đáng và thuyết phục cho hiện tượng kì lạ này. Giới khoa học vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm và câu trả lời chắc hẳn sẽ lộ diện trong một ngày gần nhất.

Theo Kenh14.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.