Khoa học cố chứng minh linh hồn có thật

Các nhà triết học, khoa học từ bao đời này vẫn luôn đau đáu một câu hỏi: "Liệu con người thực sự có linh hồn?".

Bức ảnh Sal Vazquez chụp lại cho thấy thứ gì đó trông giống như cái mà chúng ta cho là linh hồn. Ảnh: Sal Vazquez.
Bức ảnh Sal Vazquez chụp lại cho thấy thứ gì đó trông giống như cái mà chúng ta cho là linh hồn. Ảnh: Sal Vazquez.

Bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân mình là điều gì đó, một ai đó ở tiền kiếp? Liệu tiền kiếp có thực sự tồn tại?

Linh hồn được xem là phần tinh thần bất tử của một con người, đã tồn tại trước khi thân thể được sinh ra và tiếp tục tồn tại sau khi chết.

Dù nhiều người tin rằng họ có linh hồn, những người khác vẫn hoài nghi về bằng chứng của các thực thể tâm linh như vậy.

Bức ảnh của linh hồn

Đôi khi chúng ta thấy những bức ảnh dường như đã chụp được ma hoặc BigFoot. Điểm chung là chúng luôn mờ. Bất chấp việc những tấm ảnh đó có phải là thật hay không, chúng luôn hấp dẫn và thường khó giải thích.

Ví dụ, tại Hạt Powell, Kentucky, Mỹ tháng 7/2016 xảy ra vụ tai nạn xe máy kinh hoàng và một anh chàng tên Sal Vazquez đã chụp được vụ việc khi đang lái xe.

Vazquez đăng tấm ảnh lên Facebook cá nhân, nhưng những gì anh nhận được trong phần bình luận không phải thứ anh mong đợi. Mọi người khi xem bức ảnh quả quyết rằng Vazquez đã bắt được linh hồn một người đàn ông đã chết đang rời khỏi cơ thể mình.

Trải nghiệm cận tử

Chắc hẳn chúng ta đều đã nghe câu chuyện ai đó gần như đã chết và sống lại một cách kỳ diệu. Sau đó, những người này kể lại rằng họ thấy đường hầm ánh sáng chói lòa, và khi đang trên đường tiến tới thứ ánh sáng đó thì được cứu sống.

Ví dụ điển hình là vụ việc xảy ra sau trận động đất kinh hoàng ở Đường Sơn (Great Tangshan Earthquake), Trung Quốc ngày 28/7/1976.

Các bác sĩ đã đưa nhiều nạn nhân "trở về từ cõi chết". Hầu hết người được cứu sống đều nói rằng họ có những trải nghiệm tương tự nhau như cảm giác lơ lửng, thay vì đau đớn hay sợ hãi họ lại cảm thấy rất yên bình.

Những trường hợp tỉnh dậy sau cơn thập tử nhất sinh thường cho biết họ đi qua một đường hầm đầy ánh sáng. Ảnh: Burst.

Những trường hợp tỉnh dậy sau cơn thập tử nhất sinh thường cho biết họ đi qua một đường hầm đầy ánh sáng. Ảnh: Burst.

Theo một nghiên cứu năm 2011, trải nghiệm cận tử chỉ là phản ứng sinh học. Dù vậy, Tiến sĩ Eben Alexander, bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại Harvard lại không đồng ý với nhận định này. Tiến sĩ Alexander không tin linh hồn tồn tại.

Nhưng ngày nọ, ông rơi vào cơn hôn mê suốt một tuần do viêm màng não gây ra. Sau đó, ông tuyên bố trong thời gian hôn mê đã trải qua hành trình kỳ lạ đến thế giới bên kia, trải nghiệm chân thật đến nỗi nó làm cho thế giới con người có vẻ giả tạo.

Ở đó, mọi người không cần nói với nhau nhưng vẫn hiểu những gì họ nghĩ. Khi tỉnh lại bảy ngày sau, ông được chữa khỏi bệnh viêm màng não và bắt tay viết cuốn sách "Proof of Heaven" (Bằng chứng sự tồn tại của thiên đàng).

Tiếp theo, chúng ta có thí nghiệm được thực hiện bởi nhà khoa học người Nga Konstantin Korotkov. Ông đã chụp ảnh một người bằng máy ảnh điện sinh học đặc biệt tại thời điểm người này qua đời.

Korotkov giảng dạy vật lý tại Đại học Kỹ thuật bang St. Petersburg, nổi tiếng với những nghiên cứu về lĩnh vực trường năng lượng của con người.

Những bức ảnh của nhà khoa học người Nga Konstantin Korotkov cho thấy dường như có thứ gì đó giống hào quang xung quanh người sắp chết. Ảnh: Konstantin Korotkov.

Những bức ảnh của nhà khoa học người Nga Konstantin Korotkov cho thấy dường như có thứ gì đó giống hào quang xung quanh người sắp chết. Ảnh: Konstantin Korotkov.

Camera điện sinh học tạo ra điện trường cường độ cao, một dòng chảy xung quanh vật thể. Những bức ảnh dường như cho thấy linh hồn đang rời khỏi cơ thể.

Ông giải thích rằng, nguồn năng lượng sống (màu xanh dương) đầu tiên rời khỏi vùng bụng, sau đó là đầu và cuối cùng là trái tim và háng.

Những hoạt động kì lạ của não bộ

Nhà giải phẫu thần kinh người Canada, Tiến sĩ Wilder Penfield là người đứng sau rất nhiều công trình nghiên cứu về não bộ. Ông được xem như cha đẻ bộ môn giải phẫu thần kinh.

Trong nhiều năm liền, Penfield nghĩ bộ não có thể lý giải tất cả hành vi con người. Nhưng sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, ông thay đổi suy nghĩ của mình.

Ông quan sát hoạt động não một đối tượng tham gia thí nghiệm bằng hệ thống theo dõi hoạt động não. Đầu tiên, ông nói đối tượng giơ tay. Khi anh ta giơ cánh tay lên, một phần não được kích hoạt. Khi anh ta đưa tay xuống, cũng là phần của bộ não đó đã bị vô hiệu hóa.

Đồng thời, Penfield hỏi: "Bạn có giơ tay lên không?", người này trả lời: "Có, tôi đã làm vậy".

Nhà giải phẫu thần kinh người Canada, Tiến sĩ Wilder Penfield được xem như cha đẻ bộ môn giải phẫu thần kinh. Ảnh: Al Jazeera.

Nhà giải phẫu thần kinh người Canada, Tiến sĩ Wilder Penfield được xem như cha đẻ bộ môn giải phẫu thần kinh. Ảnh: Al Jazeera.

Sau đó, Tiến sĩ Penfield sử dụng một cỗ máy để kích hoạt phần não đó một lần nữa. Cánh tay giơ lên. Sau đó, ông vô hiệu hóa phần não đó và cánh tay rơi xuống. Khi được hỏi một lần nữa rằng: "Anh có giơ cánh tay lên không?", đối tượng nói: "Không, nó tự đi lên".

Thí nghiệm đơn giản này thực sự đáng kinh ngạc vì trong lần thử thứ hai, chính Penfield đã kích hoạt não khiến cánh tay đi lên, nhưng trong trường hợp đầu tiên ai hay cái gì đã kích hoạt não?

Bởi điều này, Penfield kết luận: "Bộ não là máy tính, nhưng nó được lập trình bởi một thứ gì đó bên ngoài chính nó". Ông cũng nói trong cuốn sách cuối cùng của mình, "The Mystery of the Mind" (Bí ẩn của tâm trí), "Tôi nghiêm túc, thậm chí tin rằng, ý thức của con người, tâm trí, không phải thứ gì đó nằm trong cơ cấu của não bộ".

Sự đầu thai

Có vô số ví dụ việc con người nhớ được tiền kiếp của mình. Một vài nền văn hóa thậm chí xem đầu thai là sự thật.

Giáo sư Ian Stevenson tại Đại học Virginia và Tiến sĩ Jim Tucker đã dành nhiều thập kỷ để nghiên cứu những trường hợp bị nghi ngờ đầu thai ở trẻ em. Nhiều trường hợp có thể nhớ chi tiết cụ thể kiếp trước.

Ví dụ điển hình là một cậu bé tên Sam. Sam bốn tuổi khi bà của cậu qua đời. Cha cậu đã mang một album ảnh cũ từ nhà bà khi dọn dẹp. Sam chưa bao giờ nhìn thấy ông nội mình.

James Leininger là một cậu bé khác nhớ được "kiếp trước" của mình. James có thể kể tỉ mỉ cách cậu - một phi công thế chiến 2 - đã chết như thế nào tại Iwo Jima, Nhật Bản. Ảnh: Soulsofsilver.

James Leininger là một cậu bé khác nhớ được "kiếp trước" của mình. James có thể kể tỉ mỉ cách cậu - một phi công thế chiến 2 - đã chết như thế nào tại Iwo Jima, Nhật Bản. Ảnh: Soulsofsilver.

Khi họ đang xem qua album, Sam chỉ vào bức ảnh một chiếc ôtô và nói: "Chiếc xe này là của con". Đây là chiếc xe đầu tiên của ông nội cậu. Mẹ Sam đã hoài nghi, bà cho con xem bức ảnh ông nội khi còn là một cậu bé với những người bạn cùng tuổi. Sam chỉ vào ông nội và nói: "Con đây nè".

Mẹ hỏi cậu có nhớ gì khác từ kiếp trước không. Sam nói ai đó "biến em gái của con thành một con cá".

Khi được hỏi những người đó là ai, Sam trả lời: "Những người đàn ông xấu xa". Hóa ra chị gái ông nội bị sát hại, và xác của bà bị vứt xuống Vịnh San Francisco. Ron và Cathy, cha mẹ Sam nhẹ nhàng hỏi: "Vậy con có biết con đã chết như thế nào không?".

Sam giật lùi lại và tát mạnh vào đỉnh đầu, tỏ vẻ đau đớn. Một năm trước khi Sam chào đời, ông nội cậu bé đã qua đời vì xuất huyết não.

Theo Tri Thức Trực Tuyến

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.