Vợ chồng cô giáo tình nguyện hiến xác cho y học

GD&TĐ - Trưa ngày 11/9, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh phối hợp với khoa Y trường Đại học Võ Trường Toản (Hậu Giang) đến TP Sóc Trăng làm thủ tục nhận thi hài anh Trần Anh Tuấn (SN 1963), nguyên cán bộ một đơn vị thuộc Sở VH-TT-DL Sóc Trăng, qua đời sau một thời gian điều trị bệnh. Trước đó anh Tuấn đã tự nguyện làm thủ tục hiến xác cho y học sau khi anh qua đời.

Rất đông người thân và bạn bè tiễn anh Trần Anh Tuấn về Đại học Võ Trường Toản
Rất đông người thân và bạn bè tiễn anh Trần Anh Tuấn về Đại học Võ Trường Toản

Cô Ngô Thị Xuân Duyên (vợ anh Tuấn, giáo viên trường THCS Lê Hồng Phong, phường 2, TP Sóc Trăng, đã nghỉ hưu) cho biết: “Lúc còn sống, anh thường tâm sự muốn làm việc gì đó có ích cho xã hội. Khi tôi nói với anh các trường thuộc ngành y có nhu cầu về thi hài cho nghiên cứu khoa học và cho sinh viên thực tập thì anh ủng hộ nhưng chưa nói ra vì lo cho người thân trong gia đình.

Lúc anh bị bệnh, tôi nói với anh là em sẽ hiến xác cho y học, ý anh thế nào thì anh đồng ý và nói anh cũng đồng ý hiến xác cho khoa học luôn. Sau đó vợ chồng tôi làm thủ tục đăng ký hiến xác và được chấp nhận. Tối hôm 10/9, anh mất, gia đình gọi điện báo cho trường Đại học biết và trưa nay trường đã cho người và phương tiện đưa anh về trường Đại học Võ Trường Toản”.

Thông tin anh Tuấn hiến xác cho khoa học khiến nhiều người ngỡ ngàng và nể phục. Anh Lê Hoàng Bắc, Phó Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông Sóc Trăng tâm sự: “Hành động của anh Tuấn và chị Duyên thật cao cả, rất đáng trân trọng, vinh danh. Hiến xác cho y học sẽ giúp ích được cho ngành y rất nhiều. Anh mất đi nhưng vẫn còn giúp ích cho đời. Hành động của anh có ý nghĩa hết sức cao đẹp, mang tính nhân văn cao”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.