Vợ chồng bất hòa, rối ở đâu gỡ ở đó

GD&TĐ - Khi phải cố gắng thích ứng với cuộc sống trong đại dịch, chị và anh phát hiện ra nhiều quan điểm trái ngược nhau. 

Vợ chồng bất hòa, rối ở đâu gỡ ở đó

Trong khi chị chăm chú lắng nghe, làm theo chỉ dẫn của chuyên gia và chỉ ra khỏi nhà khi cần thiết, anh lại cho rằng những biện pháp hạn chế tiếp xúc làm mất cân bằng xã hội. Anh lo lắng về những ảnh hưởng đối với sức khỏe tâm thần của mọi người cũng như nền kinh tế. Anh thường xuyên đến cửa hàng tiện lợi, đi chơi với bạn bè. Tất nhiên, khi trò chuyện, họ vẫn cố gắng giữ khoảng cách an toàn.

Mặc kệ những quan điểm của anh, mối quan tâm chính của chị hai đứa con trai tuổi teen, đáng ngại nhất là một trong hai đứa bị bệnh suyễn. Việc anh dẫn bạn bè về nhà chơi khiến chị không hài lòng vì con trai chị có thể sẽ gặp rủi ro. Nhưng chị rất sợ mỗi khi hai người thảo luận về quan điểm đối lập, nó sẽ biến thành một cuộc chiến. 

Họ đã từng thử trao đổi qua email vì nghĩ rằng điều này sẽ giảm bớt sự căng thẳng, nhưng cũng không giúp ích được gì, vì không ai có thể hiểu được quan điểm của người kia. Điều này tạo nên bầu không khí nặng nề trong gia đình và khiến chị stress nặng.

Càng bức xúc về nhau, bức tường ngăn cách anh chị càng dày hơn. Nếu một trong hai người không chịu nhún nhường, điều không mong muốn nhất có lẽ sẽ xảy ra. Chị là người muốn bảo vệ hôn nhân và hạnh phúc của các con hơn ai hết. Vì vậy, chị nghĩ 2 vợ chồng cần phải ngồi xuống và thử một cách trò chuyện khác. Thay vì tập trung vào việc thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của riêng mình, chị nghĩ mình có thể bày tỏ sự quan tâm về cảm giác của người kia. 

Nghĩ là làm, một hôm, chị chủ động hỏi thẳng anh: “Anh này, anh có đang cảm thấy áp lực về tài chính không?”. Trong lúc anh chần chừ vì chưa biết trả lời thế nào thì chị tiếp tục câu chuyện bằng thái độ tích cực: “Em thấy chúng ta đang ổn mà. Chúng ta sẽ sớm phục hồi sau đại dịch”. Ngay sau đó, chị nhận ra điều này không có tác dụng. Chị giả vờ ngây thơ: “À mà... em cũng không biết nữa, sắp tới chúng ta sẽ phải làm thế nào đây anh nhỉ...?”.

Chị nghĩ rằng việc thường xuyên đặt câu hỏi cho đến khi có thể hiểu đầy đủ hơn cách anh nhìn nhận về tình trạng kinh tế sa sút và tâm trí anh sẽ đi đâu khi anh nghĩ về tác động của đại dịch đối với gia đình: anh có sợ mất việc không? Anh có lo lắng cho sức khỏe của các con không? Cơ hội cho tương lai mà anh đã trông đợi, bây giờ dường như khó có thể xảy ra trong một thời gian khá dài,...

Chị không cố gắng để cảm nhận sao cho thật giống anh, công việc của chị chỉ đơn giản là tìm hiểu thêm về cảm xúc của anh. Khi cả hai đều hiểu sâu hơn về thời điểm này đang ảnh hưởng đến mỗi người như thế nào, cả hai quay lại vấn đề chính bằng cách tranh luận thẳng thắn về sự bất đồng. Chị cho rằng rối ở đâu thì phải gỡ ở đó. Mạnh dạn làm như vậy sẽ khiến anh cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu sâu sắc, đồng thời anh cũng sẵn sàng nghe và hiểu một quan điểm khác của chị.

Để tránh căng thẳng trong lúc tranh luận, chị thường xen vào những câu để thể hiện mình là người yếu thế hơn anh một chút: “Em không nghĩ mình có thể đương đầu với thử thách này nếu không có anh. Em sợ con trai của chúng ta sẽ bị ốm nặng”. 

Đây chính là nơi bắt đầu thay đổi, tại thời điểm này, chị nhận ra rằng thay vì đứng về phe đối lập, chị và anh thực sự ở cùng một đội - cả hai đều không cố ý gây nguy hiểm cho gia đình mình và cả hai có cùng mục tiêu, đó là giữ cho mọi người an toàn. Anh không còn nóng nảy mỗi khi bảo vệ quan điểm của mình. Thay vào đó, anh bắt đầu hợp tác với chị bằng cách không mời bạn bè đến nhà chơi nữa. Đổi lại, chị cũng hỗ trợ anh bằng cách tiết chế sự lo lắng của bản thân. 

Duy trì cách giao tiếp này không chỉ giúp giải quyết vấn đề trong thời điểm khó khăn mà còn cung cấp cho chị phương pháp để đàm phán bất cứ điều gì xảy ra trong tương lai. Sau này, khi cuộc sống bình thường trở lại, chị có thể mỉm cười và thủ thỉ với anh: “Nếu chúng ta có thể làm việc cùng nhau tốt đến thế thì tại sao chúng ta không tiếp tục, anh nhỉ?”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.