Vở ballet “Cô bé Lọ Lem” ra mắt khán giả Thủ đô

GD&TĐ - Vở ballet trên màn ảnh rộng “Cô bé Lọ Lem” của Nhà hát Quốc gia Paris sẽ được trình chiếu một buổi duy nhất tại L’Espace -Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội.

Một cảnh trong vở diễn "Cô bé Lọ Lem".
Một cảnh trong vở diễn "Cô bé Lọ Lem".

Ngày 25/10/1986, lần đầu tiên tại sân khấu của Nhà hát quốc gia Paris, biên đạo múa Rudolf Noureev đã cho ra đời vở ballet Cô bé Lọ Lem, phỏng theo câu chuyện cổ tích thần tiên cùng tên của nhà văn Charles Perrault.

Noureev đặt câu chuyện trong bối cảnh của Hollywood những năm 1930, trên nền nhạc của Sergueï Prokofiev và phối cảnh của Petrika Ionesco.

Lọ Lem xinh đẹp và tài năng.
Lọ Lem xinh đẹp và tài năng.

Được một nhà sản xuất phim khám phá tài năng diễn xuất, Lọ Lem dấn thân vào điện ảnh và đem lòng yêu thương chàng diễn viên ngôi sao - người đã cứu giúp Lọ Lem khỏi những khổ đau và đưa cô lên đỉnh cao của danh vọng.

Câu chuyện của Lọ Lem nhắc nhớ đến con đường thành công của không ít tên tuổi trong đó có Noureev. Cuộc đời của biên đạo múa tài năng này có nhiều nét tương đồng với hành trình đầy kỳ diệu của Lọ Lem: Từ một thanh niên người dân tộc Tatar trở thành ngôi sao quốc tế.

Lọ Lem của Noureev vẫn là Lọ Lem đáng thương trong câu chuyện cổ tích: Bị giam cầm trong ngôi nhà của chính mình với bà mẹ kế độc ác và hai người chị cùng cha khác mẹ ngốc nghếch đến thảm hại. Để sống sót cô chỉ còn cách vùi mình vào những giấc mơ.

Trong phiên bản đầy sắc màu điện ảnh này, ngập tràn trong tâm trí Lọ Lem là cô gái trẻ Charlot ngồi bên King Kong, hình ảnh của bộ phim King Kong đình đám lúc bấy giờ.

Thay cho buổi tiệc tại hoàng cung, Lọ Lem cùng hai người chị sẽ tham gia một buổi thử vai. Bà tiên đỡ đầu sẽ hóa thành một đạo diễn phim, đưa Lọ Lem tới buổi thử vai trong chiếc Limousine sang trọng, lộng lẫy.

Cảnh trong vở ballet.
Cảnh trong vở ballet.

Ở sự kiện đó, Lọ Lem đã có màn thể hiện không thể tuyệt vời hơn. Nàng hút hồn các chàng diễn viên ngôi sao. Vậy nhưng, chiếc đồng hồ thời gian dường như nhắc nhở Lọ Lem rằng những thứ quá đẹp đẽ sẽ không thể tồn tại dài lâu.

Lo lắng cho tương lai buồn bã mình sắp phải đối mặt, nàng quyết định chạy trốn. Không chấp nhận để mất Lọ Lem, chàng diễn viên ngôi sao đã đi tới cùng trời cuối đất để tìm ra nàng nhờ sự giúp đỡ của một nữ diễn viên ballet bị lãng quên trên trường quay.

Cảnh trong vở ballet "Cô bé Lọ Lem".
Cảnh trong vở ballet "Cô bé Lọ Lem".

Lý giải vì sao chọn phiên bản này, đạo diễn – biên đạo múa Rudolf Noureev đã từng chia sẻ: “Xuyên suốt vở diễn Lọ Lem là những bước đi của thời gian, là nỗi sợ hãi nhìn giấc mơ sụp đổ và hạnh phúc sẽ ra đi cùng tuổi xuân. Đó chính là lý do tại sao Lọ Lem quyết định bỏ trốn khi tình yêu đến. Với tôi cũng vậy, tôi nhìn cuộc sống vĩnh cửu như một thứ xa xỉ tối cao!”.

Với vở ballet đầy tính ẩn dụ này, Nhà hát Quốcgia Paris tri ân nguyên giám đốc - Rudolf Noureev, người được vinh danh là vũ công cổ điển vĩ đại nhất, một trong những biên đạo múa xuất chúng nhất của mọi thời đại.

Bằng tài năng và tâm huyết, những năm tháng cống hiến của Rudolf Noureev tại Nhà hát Quốc gia Paris có thể nói đã đưa nghệ thuật múa ballet tại Pháp bước vào “thời hoàng kim”.

“Cô bé Lọ Lem” sẽ được trình chiếu tại Trung tâm Văn hóa Pháp - Hà Nội tối 19/10 tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...