Vĩnh Phúc lan tỏa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

GD&TĐ - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Hàng Việt được người dân Vĩnh Phúc quan tâm
Hàng Việt được người dân Vĩnh Phúc quan tâm

Sau hơn 12 năm triển khai, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã làm thay đổi nhận thức, thói quen dùng hàng Việt của người tiêu dùng mà còn tạo điều kiện cho các DN đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Tại Vĩnh Phúc, để hàng Việt ngày càng lan tỏa sâu rộng trong tiêu dùng của người dân trên địa bàn, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, các huyện, thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền với nhiều nội dung và hình thức phong phú; trong đó tập trung vào các tiêu chuẩn, chất lượng, tính ưu việt của hàng nội địa, giá cả...

Năm 2021, Sở Công thương đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức 2 hội chợ hoa Xuân, 8 phiên chợ hàng Việt, 23 điểm bán hàng lưu động tại các huyện, thành phố; thông tin về các chủ trương, chính sách, giải pháp thị trường của Chính phủ, của tỉnh trên trang thông tin điện tử và trên sàn giao dịch TMĐT tỉnh, giúp các DN mở rộng thị trường phù hợp với các cam kết quốc tế và các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới.

Đi vào hoạt động đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, song, được sự quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ về TTHC, gỡ các nút thắt của các sở, ngành, đặc biệt là Ban Quản lý các khu công nghiệp, Công ty Cổ phần ngói cao cấp Amado (KCNTam Dương) chủ động ứng dụng công nghệ số vào sản xuất; mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất tự động; tuyển dụng đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã hiện đại.

Từ đầu năm 2022 đến nay, công ty đưa ra thị trường hơn 30 mẫu sản phẩm, được tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo việc làm cho trên 200 lao động, thu nhập bình quân hơn 7 triệu đồng/người/tháng.

Nhờ sự vào cuộc của các cấp, ngành, DN và đông đảo người dân, đến nay, hàng Việt Nam đang ngày càng chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê của các ngành chức năng, đến nay, có hơn 80% người dân trong tỉnh có thói quen mua sắm, sử dụng hàng Việt; hơn 90% người dân cho biết Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" có tác động, ảnh hưởng đến việc mua sắm, sử dụng các sản phẩm hàng hóa trong nước.

Để Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" ngày càng có sức lan tỏa, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tuyên truyền, giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt chất lượng, những địa chỉ DN uy tín để người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt trên thị trường.

Vận động các DN đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm; tổ chức các đợt đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, các KCN để tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận, ưu tiên lựa chọn mua sắm, sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt.

Đồng thời phát huy vai trò của các DN, người sản xuất trong việc chủ động nguồn hàng, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đảm bảo chất lượng, giá cả, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.