Cụ thể, 7 trường ĐH gồm: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế.
Trong đó, ĐH Quốc gia Hà Nội xếp thứ nhất trong các trường ĐH Việt Nam với vị trí 124, tăng 15 bậc so với năm 2018. ĐHQG TP. Hồ Chí Minh (thứ 2), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ở vị trí thứ 3, kế đến là Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế.
Có mức tăng hạng rất ấn tượng là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với vị trí 261-270, vươn lên 30 bậc so với năm 2018, dẫn đầu các trường ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT cũng như các Bộ, Ngành và các trường đại học đang triển khai thí điểm tự chủ toàn diện tại Việt Nam.
Theo thống kê của QS, với tổng số 505 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng, cùng vị trí xếp hạng mới, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thuộc tốp 52% các trường trong danh sách.
So với năm 2018, bảng xếp hạng QS-Asia năm 2019 bổ sung thêm tiêu chí “Mạng lưới nghiên cứu quốc tế”, nâng tổng số lượng tiêu chí lên 11.
Chỉ số này sử dụng dữ liệu được cung cấp bởi SCopus để đo mức độ công khai quốc tế về mặt hợp tác nghiên cứu cho từng tổ chức được đánh giá và được tính trọng số là 10%.
Bên cạnh đó, có hai tiêu chí bị giảm trọng số, đó là “Tỉ lệ giảng viên/sinh viên” từ 15% xuống 10% và “Số lượng bài báo/giảng viên” từ 10% xuống còn 5%. Các chỉ số còn lại được giữ nguyên.
Với tiêu chí “Mạng lưới nghiên cứu quốc tế” lần đầu tiên được đưa vào đánh giá, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được đánh giá đứng thứ 135 trong khu vực, vị trí tương đối cao.
Ở tiêu chí khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã có bước tăng đáng kể lên mức 161.
Với tiêu chí “Trao đổi sinh viên trong nước”, Trường cũng có mức tăng lên 250. Mặc dù bị giảm so với năm 2018, nhưng tiêu chí “số lượng giảng viên là tiến sĩ” đã dần tiệm cận với mức trung bình khu vực, đạt 65,9 so với 69,9. Như vậy, với vị trí 261-270 trong bảng xếp hạng QS Asia 2018-2019, tăng gần 100 bậc so với năm 2013.