(GD&TĐ) - Việt Nam cùng nhiều nước có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực một phần, sẽ diễn ra trong khoảng 27 phút, bắt đầu từ 2.54 - 3.21 ngày 26/4 theo giờ Hà Nội. Hiện tượng này đạt cực đại vào khoảng 3.08.
Nguyệt thực một phần
Theo anh Đặng Tuấn Duy (Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TPHCM - HAAC), đây là lần nguyệt thực với chỉ một phần rất nhỏ (chưa tới 2%) bề mặt mặt trăng đi vào vùng bóng tối tạo ra bởi trái đất.
Người xem sẽ quan sát thấy trăng tròn bị che khuất một vùng nhỏ ở rìa (do phần này đi vào rìa phía Nam vùng bóng tối tạo bởi trái đất trong không gian) và một phần bề mặt mặt trăng sẽ tối hơn bình thường do đi vào vùng nửa tối tạo ra bởi bóng của trái đất trong không gian.
Theo các chuyên gia thiên văn, người quan sát có thể dùng mắt thường mà không cần phải có dụng cụ hỗ trợ nào để chiêm ngưỡng nguyệt thực.
Một số hình ảnh đẹp của nguyệt thực từng diễn ra trên thế giới:
Nguyệt thực chiếu rọi tượng Phật ở Kurunegala, Sri Lanka.
Mặt trăng "treo lơ lửng" trên cầu Golden Gate, Mỹ.
Nguyệt thực nhìn qua một mỏm đá tại công viên quốc gia Arches gần Moab, bang Utah, Mỹ.
Nguyệt thực bên lăng Sufi, thuộc Lahore, Pakistan.
Lộc Hà (TH)