Việt Nam đã tiếp nhận gần 1.270.000 liều vắc xin của Pfizer

GD&TĐ - Vắc xin Pfizer được Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 ngày 12/6.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 11/8, 217.620 liều vắc xin phòng Covid-19 của Pfizer đã về Việt Nam. Hiện lô vắc xin này được bảo quản tại kho của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Cùng với 5 đợt vắc xin Covid-19 Pfizer đã về trước đó, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận gần 1.270.000 liều vắc xin của Pfizer.

Trước đó, tại cuộc họp khẩn trực tuyến về phòng chống dịch Covid-19 diễn ra sáng 2/8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong quý III, số lượng vắc xin về có thể chưa nhiều. Nhưng tới quý IV, số lượng sẽ dồn dập.

Riêng vắc xin Pfizer sẽ về Việt Nam khoảng 47-50 triệu liều. Vắc xin Pfizer được Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 ngày 12/6.

Đến nay tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 11.341.864 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 10.305.762 liều, tiêm mũi 2 là 1.036.102 liều.

Bộ Y tế cho biết, đã có văn bản về dự kiến phân bổ vắc xin từ nay đến hết năm 2021 để các địa phương nắm được số lượng, lên phương án tiêm nhằm bảo đảm tiến độ, trong đó cần phải bảo đảm nguồn vắc xin để những người đã tiêm mũi 1 khi đến thời hạn, được tiêm mũi 2.

Tại hội nghị giao ban nhằm đánh giá tiến độ các hoạt động của Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc diễn ra hôm qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Chúng ta phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo nguyên tắc nhanh nhất, sớm nhất, an toàn nhất. Vừa qua chúng ta cũng đã rà soát và đã điều chỉnh các quy trình khám sàng lọc, đối tượng tiêm cũng như thời gian chờ đợi sau tiêm chủng để tạo thuận lợi cho người dân được tiêm chủng.

"Tại các điểm tiêm chủng, cần có sự tham gia của các ngành đoàn thể, đặc biệt huy động lực lượng đoàn thanh niên giúp tiếp đón, khai báo y tế và đăng ký tiêm chủng trên phần mềm tiêm chủng, còn nhân viên y tế tập trung nhiệm vụ chuyên môn như khám sàng lọc, thực hiện tiêm và theo dõi sau tiêm"- Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.