Tính đến 16 giờ ngày 26/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm 3.299.232 liều vắc xin phòng Covid-19 trên phạm vi cả nước. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 là 155.488 người.
Có thêm 211.729 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 26/6/2021 tại 28 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, gồm:
1- Hà Nội: 2.580
2- Hải Phòng: 36
3- Nam Định: 2.082
4- Hà Nam: 43
5- Thanh Hóa: 763
6- Bắc Giang: 5.190
7- Bắc Ninh: 10.648
8- Quảng Ninh: 450
9- Nghệ An: 847
10- Lạng Sơn: 540
11- Cao Bằng: 191
12- Sơn La: 168
13- Thừa Thiên Huế: 268
14- Quảng Nam: 3.015
15- Quảng Ngãi: 2.830
16- Ninh Thuận: 702
17- Đắc Lắc: 950
18- Đắc Nông: 97
19- TP Hồ Chí Minh: 158.120
20- Bà Rịa Vũng Tàu: 650
21- Đồng Nai: 610
22- Tiền Giang: 1.545
23- Lâm Đồng: 1.820
24- Cần Thơ: 664
25- Đồng Tháp: 3.684
26- Bình Dương: 612
27- Bình Phước: 283
28- Kiên Giang: 5.829
29- BV/Viện/Trường: 449
30- BỘ Công an: 168
31- BỘ Quốc phòng: 5.895
Dưới đây là Khuyến cáo những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 do Bộ Y tế và UNICEF phối hợp thực hiện.
Theo Bộ Y tế: Quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất, và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến.
Các cơ sở tiêm chủng vắc-xin Covid-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khỏe; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm.
Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm. Đồng thời diện đối tượng chống chỉ định tiêm chủng ở Việt Nam cũng mở rộng hơn so với các nước.