Việt Nam có thêm tuyến cáp quang biển băng thông lớn nhất

GD&TĐ - Viettel chính thức công bố tuyến cáp biển quốc tế ADC (Asia Direct Cable) cập bờ tại Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam. Đây là tuyến cáp quang có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam.

Ảnh: VGP.
Ảnh: VGP.

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức công bố tuyến cáp biển quốc tế ADC (Asia Direct Cable) cập bờ tại Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam. Đây là tuyến cáp quang có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam, gấp 3 lần tuyến cáp APG (Asia Pacific Gateway).

ADC là tuyến cáp biển thứ 5, với quy mô đầu tư lớn nhất của Viettel tính đến thời điểm hiện tại, trên cơ sở hợp tác đầu tư với các tập đoàn viễn thông quốc tế lớn trên thế giới như: Singtel, China Telecom, SoftBank, China Unicom, NT, PLDT, TATA Communications.

Tuyến cáp quang biển ADC có chiều dài cáp ngầm 9.800 km, dung lượng đạt trên 140 Tbps, sử dụng công nghệ truyền dẫn hiện đại nhất hiện nay, giúp kết nối các quốc gia/vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổng mức đầu tư ban đầu 290 triệu USD.

Cùng với các tuyến cáp quang biển hiện đang khai thác khác, tuyến cáp ADC của Viettel dự kiến khi đưa vào khai thác sẽ bổ sung 18Tbps vào tổng dung lượng kết nối quốc tế của Viettel, góp phần cung cấp một lượng lớn dung lượng tốc độ cao kết nối từ Việt Nam đi quốc tế.

Ông Đoàn Đại Phong, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions), thành viên của Tập đoàn Viettel cho biết sau khi hoàn thành cập bờ, tuyến cáp biển ADC được Viettel đưa vào khai thác thương mại trong năm 2023. Qua đó, khẳng định Viettel là đơn vị tiên phong xây dựng và phát triển hạ tầng số tại Việt Nam, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, đáp ứng được nhu cầu truyền tải dữ liệu tốc độ cao, ứng dụng các công nghệ 4.0 hiệu quả và đảm bảo an ninh thông tin liên lạc quốc gia.

Tuyến cáp ADC đáp ứng các ứng dụng kết nối Internet quốc tế với yêu cầu tốc độ cao như: Internet vạn vật (IoT), tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (AR/VR), đồng thời đảm bảo an toàn, dự phòng mạng lưới, đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet và các dịch vụ kết nối quốc tế khác của Viettel.

Viettel là thành viên Việt Nam duy nhất đầu tư vào tuyến cáp quang biển ADC này. Theo đó, trạm cập bờ tại Quy Nhơn là trạm cáp biển thứ 3 do Viettel sở hữu độc quyền.

ADC kết nối các quốc gia/vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Singapore, Nhật Bản, Hongkong, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Thái Lan.

Tính đến nay, 5 dự án cáp quang biển mà Viettel đầu tư bao gồm: AAE-1 (trạm cập bờ tại Vũng Tàu), TGN-IA (trạm cập bờ tại Vũng Tàu), APG (trạm cập bờ tại Đà Nẵng) và AAG (trạm cập bờ tại Vũng Tàu) và ADC (trạm cập bờ tại Quy Nhơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.