Viễn cảnh đáng sợ khi tiêm kích F-16 mang tên lửa đạn đạo PrSM

GD&TĐ - Tạo ra một phiên bản hàng không của tên lửa PrSM có vẻ là một giải pháp thực sự tối ưu do vậy thật đáng ngạc nhiên khi Mỹ vẫn chưa đi theo hướng này.

Viễn cảnh đáng sợ khi tiêm kích F-16 mang tên lửa đạn đạo PrSM

Mới đây công ty Israel Aerospace Industries (IAI) của Israel tại Triển lãm hàng không ILA ở Đức đã giới thiệu phiên bản mới của tên lửa đạn đạo phóng từ trên không LORA có tên gọi Air LORA.

Tên lửa này ban đầu được phát triển cho tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật cùng tên, ở phiên bản mặt đất, nó có tầm bắn 400 km.

Vẫn chưa rõ tầm bắn của tên lửa Air LORA là bao nhiêu, nhưng nhìn chung sẽ lớn hơn đáng kể. Tên lửa này đã được thử nghiệm trên máy bay chiến đấu F-16 và IAI cũng tuyên bố rằng Air LORA có thể hoạt động với nhiều dòng tiêm kích khác.

Hiện vẫn chưa rõ tên lửa này đã có khách hàng tiềm năng hay chưa và liệu nó đã được thử nghiệm trực tiếp trên chiến trường hay mới chỉ đánh giá trong phòng thí nghiệm.

Tên lửa đạn đạo Air LORA là "cảm hứng" để Mỹ tạo ra phiên bản hàng không của PrSM?

Tên lửa đạn đạo Air LORA là "cảm hứng" để Mỹ tạo ra phiên bản hàng không của PrSM?

Trang The War Zone nhận xét, sự kiện này đã trở thành động lực để suy nghĩ, đó là Hoa Kỳ có nên đi theo con đường tương tự và điều chỉnh phi đội máy bay chiến đấu của mình nhằm tiếp nhận một trong những tên lửa dành cho hệ thống HIMARS và M270 hay không - cụ thể là tên lửa đạn đạo dẫn đường tầm xa Precision Strike Missile (hay PrSM).

Trước hết, ấn phẩm đã so sánh về đặc điểm trọng lượng và kích thước của cả hai tên lửa, điều này cho thấy rất có khả năng PrSM sẽ được tích hợp vào máy bay thậm chí còn dễ dàng hơn so với LORA của Israel.

Nếu điều này trở thành hiện thực, tên lửa PrSM đủ khả năng tích hợp với các nền tảng khác nhau, từ tiêm kích F-15 và F-16 cho đến máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-21.

Ví dụ, nếu LORA dài 5 mét thì PrSM chỉ là 4 mét, ngoài ra khối lượng tên lửa của Israel là 1.600 kg, trong khi PrSM chỉ vào khoảng 1.050 kg. Đồng thời, phạm vi hoạt động của PrSM hiện nay là 500 km và dự kiến sẽ được tăng lên 650 km.

Việc điều chỉnh PrSM để phóng từ máy bay sẽ trở thành một giải pháp rất tiết kiệm chi phí. Đầu tiên, một khách hàng nữa của tên lửa này sẽ xuất hiện - Không quân Mỹ, điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá thành của tên lửa, cũng như việc tạo ra chuỗi cung ứng đáng tin cậy hơn.

Cuối cùng, PrSM có thể bù đắp, thậm chí một phần cho các vấn đề với chương trình tên lửa siêu thanh ARRW. Cho dù PrSM có tầm bắn ngắn hơn nhiều, nhưng nó là loại tên lửa rẻ gấp nhiều lần - 15 - 18 triệu USD cho ARRW so với 1,5 triệu của PrSM, tạo điều kiện cho việc sản xuất hàng loạt.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật PrSM do Mỹ chế tạo.

Theo The War Zone

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ