Trong triển lãm quốc phòng MSPO 2023 ở Kielce hồi đầu tháng này, Boeing đã tiết lộ rằng Chương trình bán hàng quân sự nước ngoài (FMS) tiềm năng của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) sẽ được mở rộng sang Ba Lan.
Mục đích để quốc gia này để có khả năng tương tác, hỗ trợ lực lượng đồng minh, cũng như phát triển năng lực phòng thủ độc lập của Ba Lan.
Kế hoạch mua sắm tiêm kích Eagle II của Warsaw là một nỗ lực khác của họ trong việc đưa vào thành phần chiến đấu những thiết bị quân sự tối tân do Mỹ sản xuất.
Vào tháng 6/2023, Ba Lan đã mua một phòng thí nghiệm tích hợp hệ thống dựa trên mô phỏng tương tác từ Mỹ, động thái đảm bảo rằng Washington và Warsaw sẽ tiếp tục tích hợp các công nghệ mới vào những vũ khí tiên tiến của họ trong tương lai.
Trước đó, Ba Lan đã ký hợp đồng mua tiêm kích FA-50 và F-35 nhằm hy vọng sẽ tăng cường hơn nữa khả năng tác chiến trên không của mình.
Khả năng Ba Lan mua thêm tiêm kích F-15EX để phối hợp tác chiến cùng F-35 đang được báo chí Nga nhắc tới với thái độ lo ngại. |
Tư lệnh Không quân Ba Lan - Thiếu tướng Ireneusz Nowak hồi đầu năm nay tiết lộ rằng nước này có kế hoạch trang bị hơn 150 máy bay chiến đấu thế hệ mới.
KF-21 Boramae của Hàn Quốc và Eurofighter Typhoon cũng là những lựa chọn khả thi cho Warsaw, tuy nhiên Boeing nói rằng họ sẵn sàng sửa đổi đặc biệt bất kỳ chiếc Eagle II nào được Ba Lan mua nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh.
Nếu Ba Lan mua được số lượng lớn tiêm kích F-15EX Eagle II thế hệ mới để phối hợp tác chiến cùng F-35A Lightning II, không quân nước này chắc chắn sẽ là một lực lượng đáng gờm.
Theo các nhà quan sát, đây là viễn cảnh tác động tới Nga khi Warsaw luôn coi Moskva là đối thủ tiềm tàng và giữa hai nước luôn có nguy cơ xảy ra xung đột gần vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad cũng như tại Belarus.
Thử nghiệm vũ khí đối với tiêm kích đa năng F-15EX Eagle II của Không quân Mỹ. |