Bệnh viêm loét miệng là gì?
Nguyên nhân gây viêm loét niêm mạc miệng
- Chấn thương cơ học: Các sang chấn của niêm mạc miệng do các yếu tố cơ học như tiêm tê, răng sắc nhọn, bàn chải đánh răng thô ráp, vô tình cắn vào má bên trong miệng hoặc các can thiệp nha khoa có thể gây khởi phát viêm loét niêm mạc miệng.
Bàn chải đánh răng quá cứng có thể gây tổn thương niêm mạc miệng
- Do tác động của các chất hóa học: như axit, nước súc miệng quá đậm đặc hoặc uống nước quá nóng.
- Do sử dụng thuốc: Một số thuốc liên quan tới sự phát triển của loét miệng như thuốc ức chế men chuyển captopril, muối vàng, nicorandil, phenindion, phenobarbital và dung dịch hypochloride. Các thuốc chống viêm không steroid như axit propionic, diclofenac, và piroxicam có thể gây ra các vết loét niêm mạc miệng.
- Vi khuẩn: Nhiều loại vi khuẩn gây viêm loét lợi răng hoại tử cấp tính quanh ổ răng, thường gặp ở người thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, người bị mệt mỏi suy nhược cơ thể, hút thuốc, vệ sinh kém.
- Virus: Một số loại virus có thể gây viêm loét niêm mạc miệng như virus Herpes với triệu chứng là mụn nước lan rộng rồi tạo thành vết loét, gặp ở môi, mép, niêm mạc miệng, có thể có sốt, viêm họng, nổi hạch. Varicella zoster virut (VZV): gặp trong bệnh thủy đậu, gây loét, mụn nước ở niêm mạc miệng. Coxsackie virus: là loại virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em, tổn thương mụn nước trên nền đỏ tạo thành loét, gặp ở niêm mạc miệng, lưỡi gà, đặc biệt ở khẩu cái, lưỡi, niêm mạc má…
- Sự thay đổi nội tiết tố: Do những thay đổi về mức độ hormone trong cơ thể mà có thể gây ra các vết loét trong miệng. Tình trạng này thường được tìm thấy ở một số phụ nữ đang mang thai, hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.
Sự thay đổi nội tiết tố khiến chị em tăng nguy cơ bị viêm loét miệng
- Thiếu hụt vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là B12, kẽm, axit folic và sắt.
- Một số bệnh mắc kèm như bệnh celiac, viêm khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ bị loét miệng cao. Ngoài ra, những người bị suy giảm miễn dịch và bị rối loạn tiêu hóa cũng thường gặp các vấn đề về loét miệng.
Cần làm gì khi bị viêm loét niêm mạc miệng?
- Tránh những thực phẩm cay, nóng, quá mặn để tránh vết loét thêm trầm trọng.
Thực phẩm cay nóng có thể làm vết loét thêm trầm trọng
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia bởi đây là những tác nhân khiến vết loét lâu lành.
- Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, xoài… để tăng cường sức đề kháng.
- Có thể sử dụng thuốc chống viêm, kháng sinh để điều trị nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
- Tăng cường vệ sinh chăm sóc răng miệng: đánh răng bằng bàn chải mềm 2 lần mỗi ngày, hạn chế tác động vào vết loét, sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, dùng nước ngậm răng miệng Nhất Nhất sau khi đánh răng.
Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất là dung dịch thảo dược giúp hỗ trợ làm sạch khoang miệng, hỗ trợ làm lành viết loét niêm mạc miệng, bảo vệ răng miệng toàn diện.
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT - Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay, giảm ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng. - Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt. Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc liên hệ 1800.6689 |