Video: Những điều cần biết khi tiêm vắc xin Covid-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú

GD&TĐ - Trong tình hình Covid-19, chúng ta biết rằng phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, nguy cơ sinh non cao hơn, thì lợi ích của việc chủng ngừa chắc chắn lớn hơn rủi ro của nó.

Một trong những thai phụ đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh được tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: VNN.
Một trong những thai phụ đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh được tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: VNN.

Phụ đề: Thiên Hồng - Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.

Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh.

Phụ nữ sau sinh đang cho con bú có thể được tiêm vắc xin và nên thực hiện tiêm nếu nguồn vắc xin có sẵn. Không tồn tại bất kỳ rủi ro nào, bởi tất cả các loại vắc xin đang được sử dụng hiện nay đều không phải là dạng vi-rút sống. Và dó đó không có nguy cơ lây truyền qua sữa mẹ.

Trên thực tế, các kháng thể của người mẹ có thể được truyền cho con qua đường sữa và chỉ có thể bảo vệ cho con một phần nhỏ, tuy nhiên chắc chắn không có hại.

Mang thai là một tình huống rất đặc biệt mà chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe của người mẹ, nhưng cũng phải quan tâm đến sức khỏe của thai nhi. Bất kỳ loại thuốc hoặc vắc xin nào được sử dụng trong thời kỳ mang thai phải đặc biệt đảm bảo rằng không có mối lo ngại tiềm ẩn về sự an toàn hoặc bất kỳ tác dụng phụ nào.

Trong tình hình Covid-19, chúng ta biết rằng phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, nguy cơ sinh non cao hơn, thì lợi ích của việc chủng ngừa chắc chắn lớn hơn rủi ro của nó.

Không có bằng chứng khoa học nào cản trở việc một phụ nữ đang có kinh nguyệt tiêm vắc xin. Ngoài thực tế, người phụ nữ ấy có thể cảm thấy hơi mệt mỏi, nhưng nếu có lịch tiêm vắc xin vào ngày có kinh nguyệt thì cũng hoàn toàn không có vấn đề gì nếu tiến hành tiêm chủng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Diệu kỳ Điện Biên

GD&TĐ - Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ, những đường chiến hào vây, đánh lấn đã trở thành kỳ tích huyền thoại.