Video máy bay lớn nhất hạ cánh xuống Nam Cực

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Phi hành đoàn máy bay Boeing 787 đã làm nên lịch sử khi trở thành chiếc máy bay lớn nhất hạ cánh xuống vùng đất băng giá ở Nam Cực.

Máy bay Boeing 787 hạ cánh xuống Nam Cực.
Máy bay Boeing 787 hạ cánh xuống Nam Cực.

Hành trình này nhằm mang vật tư đến cho các nhà khoa học ở một tiền đồn xa xôi.

Chiếc Boeing 787 Dreamliner của Norse Atlantic hạ cánh vào ngày 15/11 trên một đường băng đặc biệt dài 3.000 mét trên sân bay Troll ở Queen Maud Land, một phần của Nam Cực đối diện với miền nam châu Phi và được Na Uy tuyên bố chủ quyền.

Video về sự kiện lịch sử cho thấy phần lớn các thành viên của Viện Cực Na Uy gần đó đã đến để chứng kiến chiếc máy bay khổng lồ hạ cánh.

Đáng chú ý là sân bay không có Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị để hướng dẫn máy bay.

Điều này đòi hỏi phi công phải vận dụng kỹ năng phán đoán trực quan của họ ở mức thực tế không khác gì việc hạ cánh trên một bãi đất trống hoặc đồng bằng sa mạc.

Sân bay Troll không còn xa lạ với các máy bay vận tải cỡ lớn, trong những năm qua đã bao gồm máy bay chở hàng Ilyushin IL-76 và Lockheed C-130, cũng như máy bay tuần tra hàng hải P-3 Orion và máy bay chở khách Boeing 767.

Hai năm trước, một chiếc Airbus A340 đã hạ cánh xuống sân bay xa xôi này. Tuy nhiên, chiếc Boeing 787 thân rộng cho đến nay vẫn là chiếc lớn nhất với chiều dài 57m, sải cánh 60m.

Chiếc 787 rời Oslo vào ngày 13/11 và đến Cape Town, Nam Phi trước khi thực hiện chuyến đi dài gần 4.200km thẳng về phía nam tới Sân bay Troll.

Giám đốc điều hành của Norse Atlantic Airways, Bjorn Tore Larsen, cho biết trong một tuyên bố: “Thật vinh dự và phấn khởi thay mặt cho toàn bộ đội ngũ Norse khi chúng tôi đã cùng nhau đạt được khoảnh khắc quan trọng khi hạ cánh chiếc 787 Dreamliner đầu tiên”.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gần một nửa học sinh Trường Tiểu học 2 xã Viên An đến trường bằng đò.

Lên đò theo đuổi sự học

GD&TĐ - Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.
Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.