Truyền thông Nga đã công bố một đoạn video ngoạn mục về cách xe tăng T-72BZ của quân đội nước này chịu được hai đòn trực tiếp từ tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Stugna của Ukraine mà vẫn tiếp tục di chuyển.
Xe tăng T-72BZ của Nga bị trúng 2 phát tên lửa chống tăng Stugna do Ukraine chế tạo. |
Được biết, trước đó kíp lái hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu và bắn hết cơ số đạn dự trữ, có lẽ vì vậy mà thiệt hại được giảm thiểu bởi tránh được tình trạng đạn trong xe phát nổ sau khi gặp phải luồng xuyên từ ATGM.
Xe tăng T-72BZ hiện đại hóa được trang bị thêm các module giáp phản ứng nổ che kín các vị trí trọng yếu, giúp tăng khả năng chống lại đạn xuyên lõm truyền thống.
Xe tăng T-72BZ của Quân đội Nga. |
Trong khi đó, Stugna là hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển do Ukraine sản xuất, đơn vị thiết kế là công ty nhà nước Luch. Đặc điểm của nó cho phép tiêu diệt tất cả các loại xe bọc thép tiên tiến, bao gồm cả xe tăng.
Theo các nguồn tin Ukraine, Stugna thậm chí đánh bại được ngay cả những loại xe bọc thép hiện đại nhất, được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động cả dạng "cứng" lẫn "mềm" như Arena của Nga hay Trophy do Israel sản xuất.
Stugna có thể phóng hai loại tên lửa 130 mm và 152 mm, trong đó phổ biến nhất là đạn dẫn đường RK-2S, RK-2OF, RK-2M-K và RK-2M-OF. Chúng có thể trang bị các loại đầu đạn khác nhau: xuyên lõm song song, phân mảnh, hoặc nhiệt áp.
Tên lửa chống tăng Stugna của Ukraine khai hỏa. |
ATGM này sử dụng hệ thống dẫn đường bằng tia laser, nhưng không giống như các hệ thống tên lửa chống tăng hiện đại hơn, loại của Ukraine được dẫn bán tự động. Ngoài ra người lính có điều khiển từ xa và hướng dẫn bằng video, mang lại sự an toàn rất cao.
Hệ thống tên lửa chống tăng do Ukraine sản xuất được trang bị bệ phóng và chân máy, thùng chứa tên lửa, thiết bị dẫn đường bằng laser và bộ điều khiển từ xa dạng máy tính xách tay.