Video bom dẫn đường JDAM phá hủy tổ hợp tác chiến điện tử

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tờ Forbes vừa đăng đoạn video bom dẫn đường JDAM Mỹ cấp cho Ukraine đã phá hủy tổ hợp tác chiến điện tử (EW) Pole-21 của Nga tại Zaporizhzhia.

Tiêm kích Ukraine mang theo bom JDAM.
Tiêm kích Ukraine mang theo bom JDAM.

Báo Mỹ dẫn hình ảnh từ tài khoản hochu_dodomu chuyên chia sẻ tin chiến sự Ukraine hôm 27/10 cho thấy, khoảnh khắc hệ thống EW Pole-21 của Nga bị Ukraine tập kích tại làng Novohorivka, tỉnh Zaporizhzhia.

Theo hình ảnh được công bố, sau khi UAV trinh sát phát hiện trận địa Pole-21 Nga với các cột ăng-ten đặc trưng, Ukraine đã triển khai chiến đấu cơ, có thể là Su-27 hoặc MiG-29, để thả một quả bom dẫn dường JDAM xuống trận địa.

Quả bom không đánh trúng mục tiêu nhưng do sóng xung kích từ vụ nổ vẫn khiến cả ba cột ăng-ten của Pole-21 bị phá hủy. Chưa rõ các xe thu phát tín hiệu của tổ hợp được đặt ở đâu, dường như chúng không bị ảnh hưởng bởi tấn công.

Nga phát triển Pole-21 chuyên thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hóa các đòn tấn công bằng UAV, tên lửa hành trình và bom sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS. Đây đều là tính năng được trang bị trên UAV trinh sát và bom JDAM của Ukraine.

Từ tính năng của Pole-21 cho thấy thực tế khó hiểu của tổ hợp EW này tại thời điểm bị tập kích.

Đánh giá về tình huống này, chuyên gia David Axe của Forbes cho rằng, Pole-21 có điểm yếu là không thể phân biệt địch ta khi gây nhiễu, do đó tổ vận hành phải cẩn trọng khi sử dụng, chỉ kích hoạt hệ thống khi không có đơn vị Nga nào cần sử dụng tính năng định vị vệ tinh ở gần đó.

"Lực lượng Ukraine có thể đã gặp may, hoặc tính toán kỹ để triển khai kế hoạch tập kích vào thời điểm hệ thống Pole-21 bị tắt nguồn, không thể tự bảo vệ mình trước đòn tấn công từ vũ khí mà nó được thiết kế để đánh chặn", chuyên gia Mỹ nói.

Ian Williams, chuyên gia tại Chương trình Phòng thủ Tên lửa thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Mỹ cũng cho rằng, mạng lưới phòng thủ đa tầng của Nga hiện tại rất mạnh, nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm có thể bị đối phương khai thác.

"Hiệu quả tác chiến của Pole-21 giảm đáng kể tại những khu vực dày đặc tín hiệu vệ tinh, khi đối phương có thể lợi dụng các tòa nhà cao tầng để che giấu lộ trình tiếp cận mục tiêu", chuyên gia của CSIS nói.

Vị chuyên gia này còn chỉ ra rằng, thực tế lưới lửa phòng thủ của Nga không phải là bất khả chiến bại đã lộ rõ trong vụ tấn công bằng UAV vào thủ đô Moscow hôm 30/5 khi ở đó có cả Pole-21 và nhiều hệ thống phòng thủ tối tân trực chiến.

Lỗ hổng phòng thủ Nga không chỉ được giới quân sự phương Tây chỉ ra mà còn được Tổng thống Putin nói đến sau vụ UAV tấn công: "Lực lượng phòng thủ Nga đã hoạt động hiệu quả, nhưng cần tăng mật độ hệ thống phòng không để đảm bảo an toàn hơn".

Gần đây, Nga đã đẩy mạnh triển khai các hệ thống EW như Pole-21 ở chiến trường Ukraine, nhằm khắc chế UAV và vũ khí dẫn đường chính xác cao do phương Tây cung cấp cho Kiev. Một binh sĩ Lữ đoàn Azov của Ukraine cho biết chúng được Nga sử dụng một cách hiệu quả trên tiền tuyến, gây nhiều khó khăn cho quân đội Ukraine.

Đây chính là mục tiêu bị săn tìm hàng đầu của Kiev. Theo báo cáo tổng hợp của Oryx, trang phân tích thông tin tình báo dựa trên các nguồn công khai có trụ sở tại Hà Lan, Nga đã mất tổng cộng 58 tổ hợp tác chiến điện tử kể từ đầu chiến sự.

Clip bom JDAM phá hủy tổ hợp Pole-21.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink.

Truyện ngắn: Viết tiếp giấc mơ

GD&TĐ - Chẳng hiểu sao ba mẹ lại treo ảnh Bác trên bàn thờ, ở vị trí cao nhất. Chòm râu dài, ánh mắt hiền từ và cái miệng cười mỉm trấn an tinh thần chị.
Binh chủng đặc biệt ở Trường Sơn

Binh chủng đặc biệt ở Trường Sơn

GD&TĐ - ​Tạo nên sức mạnh Trường Sơn là tổng lực của cả dân tộc, của cả thời đại, trong đó có sự đóng góp của đội ngũ báo chí, văn nghệ sĩ.