Vị tha và biết tha thứ cho người khác sẽ giúp bạn sống thanh thản hơn

Lòng vị tha cần có sự kiên nhẫn, rèn luyện và bền bỉ, nhưng tôi chắc chắn với bạn rằng lòng vị tha có thể giải tỏa sự căng thẳng, tạo ra sự yên bình, giúp chúng ta không mang lòng thù hận.

Vị tha và biết tha thứ cho người khác sẽ giúp bạn sống thanh thản hơn

Lòng vị tha có thể là một khái niệm mơ hồ. Lòng vị tha thì không làm thay đổi câu chuyện trong quá khứ, nhưng sẽ làm thay đổi nhận thức về nó, tiếp nữa sẽ thay đổi cách giải quyết và cuối cùng là thay đổi cách mà bạn kể về nó.

Lòng vị tha trở thành một công thức kết nối những dấu chấm (chỉ sự xâu chuỗi những việc xảy ra trong quá khứ sẽ có một tác dụng nào đó ở tương lai) giúp thanh thản tâm hồn, suy nghĩ tích cực, và động viên chúng ta về mặt tinh thần.

Vi tha va biet tha thu cho nguoi khac se giup ban song thanh than hon - Anh 1

Thế nhưng không dễ để tha thứ cho người đã từng làm mình tổn thương, dù sự tổn thương ấy có sâu sắc hay không. Tuy nhiên, thấm nhuần những nguyên tắc vàng dưới đây sẽ giúp bạn gỡ ra những nút thắt, trở nên vị tha, sẵn sàng tha thứ để cuộc sống thanh thản hơn.

Tại sao không quên đi?

Lòng vị tha không phải là việc chúng ta quên đi mọi thứ. Chúng ta không thể xóa bỏ những gì đã trải qua nhưng nỗi đau thì có thể. Lòng vị tha là khi ta làm tất cả mọi thứ để buông bỏ hết những đòi hỏi mà đáng ra chúng ta phải được đền bù cho những tổn thương hay mất mát mà chúng ta đã phải chịu đựng. Lòng vị tha gần như là cách để chữa lành tổn thương.

Robert Enright, một nhà tâm lý học Công giáo, Đại học Wisconsin-Madison, đã viết ra một tài liệu được gọi là “The Enright Forgiveness Inventory” (tạm dịch: Quan điểm về sự tha thứ của Enright), được trình bày khá chi tiết. Trong đó, ông đưa ra một danh sách các việc có ích nhằm mục đích làm cho tâm hồn thanh thản hơn.

Tôi có một cách đơn giản. Xem xét đến từ: không hoàn hảo.

Cứ thử nghĩ là chúng ta, lúc này hay lúc khác, đã gây ra tổn thương cho ai đó và nói điều đó không sai. Liệu khi người khác làm tổn thương lại chúng ta thì chúng ta có cho là họ đúng không?

Nhưng khi việc đó thực sự xảy ra chúng ta lại đề cập nhiều về mức độ tổn thương hơn là chi tiết của vấn đề. Vậy thì chúng ta sẽ căn cứ vào đâu để biết được mức độ tổn thương? Chi tiết chỉ là yếu tố phụ. Điều mà chúng ta thật sự cảm nhận mới quan trọng.

Vi tha va biet tha thu cho nguoi khac se giup ban song thanh than hon - Anh 2

Mối quan hệ hay hoàn cảnh?

Trong cả hai trường hợp đều cho chúng ta một thử nghiệm để chọn phản ứng phù hợp, chỉ có một cái mang tính chất lâu dài.

Mối quan hệ thường mang tính cá nhân hay nhóm. Trong tình huống một đối một, khi bạn có nói hay làm gì cũng cần có sự nhượng bộ. Còn hoàn cảnh đề cập đến môi trường xung quanh của bạn. Giả sử bạn bị cháy mất ngôi nhà, mà nguyên nhân là do bị đốt. Rõ ràng, sự tha thứ lúc này hầu như không có tác dụng.

Mối quan hệ thì thường là phổ biến hơn. Cho dù lựa chọn của bạn là gì thì nó cũng hoàn toàn khác nhau. Ở đây tôi không có ý phán xét điều gì, nhưng thực sự đó không phải là một lối sống ưa thích.

Lòng vị tha trong một mối quan hệ thường xuất phát từ cái chúng ta sẵn sàng chấp nhận. Điều sáng suốt ở đây là khi tha thứ, chúng ta sẽ không còn đặt bản thân mình vào vị trí đó một lần nữa để trải nghiệm những điều mà chúng ta đã tha thứ. Đọc kĩ lại lần nữa: nó có lý đấy.

Lòng vị tha là một hình thức của suy nghĩ. Mỗi người chúng ta đều có một giá trị riêng và nếu ai đó vô tình hay cố ý chà đạp lên nó thì đều gây ra sự thù hận. Lòng vị tha nên xuất phát từ một tấm lòng thành và một hành động thiện chí. Lòng vị tha sẽ trở thành món quà có giá trị mà chúng ta dành tặng cho bản thân. Lòng vị tha là sự bình yên.

Điều này rất khó khăn nhưng không phải là không thể

Lòng vị tha cần có sự kiên nhẫn, rèn luyện và bền bỉ, nhưng tôi chắc chắn với bạn rằng lòng vị tha có thể giải tỏa sự căng thẳng, tạo ra sự yên bình - giúp chúng ta không mang lòng thù hận.

Thỉnh thoảng chúng ta cũng khó tha thứ cho ai đó, nhưng nếu chúng ta nhìn cuộc sống qua lăng kính của tình yêu thương và sự tử tế thì sẽ làm cho tâm hồn thanh thản hơn. Tôi khuyến khích tất cả các bạn hãy thử một lần đi. Đó là một “Nguyên tắc vàng” đồng thời cũng là một triết lý sống tuyệt vời và hiệu quả đấy.

Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.