Vì sao Trung Quốc không mời tuyển Việt Nam dự cúp Tứ hùng?

Tuyển Thái Lan được xem như là bàn đạp xốc lại tâm lý cho các cầu thủ chủ nhà Trung Quốc để chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.

Tuyển Trung Quốc thi đấu không tốt gần đây
Tuyển Trung Quốc thi đấu không tốt gần đây

“Sợ bi kịch, tuyển Trung Quốc không dám mời các đội mạnh từ châu Âu và châu Mỹ đến tham dự China Cup. Đá với Thái Lan sẽ giúp đội nhà để tìm lại sự tự tin cho cầu thủ”, đó là dòng tiêu đề Sina mở đầu cho bài viết của mình trước thểm cuộc chạm trán với tuyển Thái Lan ở cúp Tứ hùng (China Cup).

Tại vòng 1/8 Asian Cup 2019, tuyển Trung Quốc đã giành chiến thắng 2-1 trước Thái Lan. Việc đánh bại đội bóng xứ chùa vàng một lần nữa sẽ giúp đoàn quân của HLV Fabio Canavaro có được lợi thế về mặt tâm lý khi thời gian từ đây đến vòng loại World Cup 2022 chỉ còn nửa năm.

Chính vì vậy, theo Sina, trận đấu với Thái Lan không chỉ là giúp các cầu thủ lên dây cót về mặt tinh thần, mà còn đánh dấu quá trình tái cấu trúc nền bóng đá quốc gia để hiện thực hoá tham vọng góp mặt tại vòng chung kết World Cup 2022 trên đất Qatar.

Trước đó, truyền thông Trung Quốc cho rằng Việt Nam mới là đội được mời dự cúp tứ hùng, không phải Thái Lan. Tuy nhiên, "Những ngôi sao vàng" vừa vô địch AFF Cup 2018, ngoài ra cũng thi đấu rất hay tại Asian Cup 2019 khi vào đến tứ kết và chỉ thua sát nút Nhật Bản 0-1.

Tuyển Việt Nam đang sở hữu nhiều cầu thủ trẻ tài năng
Tuyển Việt Nam đang sở hữu nhiều cầu thủ trẻ tài năng 

Có thể nhận thấy tuyển Việt Nam lúc này đang lên tinh thần, điều này khiến Ban tổ chức cúp tứ hùng lo ngại đội nhà không đá lại đối thủ, vì vậy đã quyết định chọn Thái Lan. Từ AFF Cup 2018 đến Asian Cup 2019, thành tích của "Voi chiến" đều thua kém đại kình địch Việt Nam.

Về phần tuyển Trung Quốc, sau thất bại trước tuyển Iran ở vòng tứ kết Asian Cup 2019, họ phải đối mặt với làn sóng chỉ trích nặng nề đến từ giới truyền thông và người hâm mộ trong nước. Báo chí nước này thậm chí lo ngại đội nhà còn không đá lại tuyển Việt Nam trong tương lai.

Trong khi đó, China Cup là giải đấu thường niên do nước chủ nhà Trung Quốc tổ chức nhằm mục đích tạo ra sân chơi để các cầu thủ có cơ hội cọ xát với những đội tuyển mạnh trên thế giới. Từ đó, cải thiện trình độ của đội tuyển quốc gia và giúp bóng đá Trung Quốc hồi sinh.

Tuy nhiên, trái ngược với hai lần tổ chức trước (2017, 2018), cúp Tứ hùng là nơi quy tụ của các đội bóng mạnh nằm trong top 50 bảng xếp hạng (BXH) FIFA như Croatia, Iceland, Chile hay xứ Wales, thì trong lần thứ ba tổ chức ngoại trừ Uruguay đang nằm trong top 10, cả hai đội là Uzbekistan (hạng 95 thế giới) và Thái Lan (hạng 118 thế giới) đều xếp sau đội chủ nhà trên BXH.

“Các đội tham dự trước đây đều là những đội mạnh ở châu Âu và châu Mỹ. Ngoại trừ Uruguay tiếp tục tham dự giải thì hai đội còn lại là Uzbekistan và Thái Lan đều đến từ châu Á. Ở một mức độ nào đó, trình độ của các đội tham gia có phần giảm đi”, Sina nhận định.

Theo lịch thi đấu ban tổ chức công bố, ở vòng đầu tiên đội tuyển Thái Lan sẽ gặp đội chủ nhà Trung Quốc, trong khi đó Uzbekistan sẽ phải đối đầu với Uruguay. Hai đội giành chiến thắng sẽ vào chơi chung kết, còn đội thua cuộc sẽ tranh vị trí hạng 3, 4.

Theo zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.