Vì sao trên tàu điện ngầm Nhật, thanh niên ngồi còn người già đứng

Ở các nước, bạn sẽ bị coi là khiếm nhã nếu không nhường ghế cho người cao tuổi nhưng ở Nhật, mọi chuyện lại khác.

Trên xe bus, tàu điện ở Nhật luôn có ghế dành riêng cho người già, phụ nữ mang bầu. Nhưng nhiều người cao tuổi vẫn tự nguyện đứng nếu lên sau. Ảnh:JPI
Trên xe bus, tàu điện ở Nhật luôn có ghế dành riêng cho người già, phụ nữ mang bầu. Nhưng nhiều người cao tuổi vẫn tự nguyện đứng nếu lên sau. Ảnh:JPI

Nếu từng tới Nhật, bạn sẽ biết người dân ở đây tuân thủ chặt chẽ các quy tắc lịch sự, đặc biệt là khi thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi, cấp trên.

Tuy nhiên, khi đi trên các phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện ngầm, bạn sẽ thấy rất nhiều thanh niên ngồi ghế còn người già lại đứng. Điều này chắc hẳn sẽ khiến bạn nghi ngờ, tại sao những người Nhật có truyền thống "kính trên nhường dưới" lại không chịu nhường ghế cho người cao tuổi?

Tuy nhiên, nếu dành thời gian tìm hiểu qua Internet hoặc trò chuyện với người bản địa, bạn sẽ biết được lý do thú vị đằng sau cách cư xử kỳ lạ này.

Do tỷ lệ dân số già ở Nhật ngày cao nên ngày càng nhiều người đã về hưu, thậm chí 70-80 tuổi, vẫn tiếp tục tham gia các công việc ngoài xã hội. Họ muốn đóng góp sức lực và trí tuệ của mình cho sự phát triển của đất nước. Đó là cách họ có thêm niềm vui trong cuộc sống và thể hiện mình là người khỏe mạnh, có ích.

Bởi vậy, theo Japan Info, nếu những người trẻ nhường ghế, người cao tuổi ở Nhật sẽ cảm thấy như được nhắc khéo rằng họ đã già yếu. Điều này khiến họ phiền lòng.

Ngoài ra, người Nhật còn có tính độc lập, không muốn làm phiền ai. Nếu không quá mệt, họ sẽ không nhận sự ưu tiên, quyền lợi của người khác nhường cho mình.

Nếu nhất quyết muốn nhường ghế cho người đang có vẻ mệt mỏi, bạn có thể sử dụng một mẹo nhỏ. Bạn hãy đứng lên, đi về phía cửa xe (tàu) giả vờ như mình sắp phải xuống ga, bến tiếp theo. Chiếc ghế trống sẽ được nhường tế nhị cho người khác.

Theo Vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.